CÁC BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP – PHẦN VIII – THUỐC CẦM MÁU 3

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày chúng ta có nguy cơ hay gặp những chấn thương khác nhau như Bong gân, sai khớp, choáng, ngất, sai khớp, các vết thương phần mềm, thậm chí gãy xương, chảy máu, bỏng, viêm cơ, ung nhọt... Chúng tôi xin giới thiệu những bài thuốc quí được sử dụng dựa trên kinh nghiệm dân gian và điều trị của nhiều lương y từ xưa đến nay, hy vọng sẽ mang lại tham khảo hữu ích cho bạn đọc.

  1. BỘT KHƯƠNG HOÀNG – LIÊN TIỀN THẢO
  • Dùng Rau má  60 %; Khương hoàng già 35 %; Khô phàn 5%;
  • Chủ trị: các vết thương đã nhiếm khuẩn: viêm tấy có mùi hôi thối (tiêu viêm, sát khuẩn, sinh da non).
  • Cách dùng – liều dùng: Rau má rửa sạch phơi khô hoặc sấy giòn; Nghệ vàng thái mỏng sấy giòn; Trộn lẫn cả 3 vị trên tán thành bột mịn. Rửa sạch vết thương, thấm khô rắc bột thuốc kín vết thương. Vết thương nông nhỏ sau khi rắc thuốc để hở. Nếu vết thương sâu rộng sau khi rắc thuốc thì băng lại. Ngày 1 lần.
  1. BỘT LÁ SẮN THUYỀN
  • Dùng lá sắn thuyền liều lượng tùy ý.
  • Chủ trị: Cá vết thương mới hoặc các vết thương đã nhiễm khuẩn (tan huyết, tiêu viêm, sát khuẩn, sinh da non).
  • Cách dùng  - liều lượng: Lá sắn thuyền lấy lá bánh tẻ rửa sạch, sấy giòn, tán bột mịn. Rửa sạch vết thương, thấm khô, rắc thuốc kín vết thương. Ngày thay thuốc 1 lần. CŨng có thể dùng lá Sắn thuyrnf tươi bỏ cuống, rửa sạch giã nát đắp kín vết thương băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần.
  1. BỘT BẠCH HOA THẢO
  • Dùng Bạch hoa thảo (cây hoa Cứt lợn) 8 phần; Thuốc lào sợi 2 phần;
  • Chủ trị: Các vết thương phần mềm mới hoặc đã nhiễm khuẩn (giải độc, tiêu sưng, giảm đau, cầm máu, sát khuẩn).
  • Cách dùng – liều dùng: Bạch hoa thảo. Thuốc lào sợi phơi sấy giòn tán bột mịn trộn đều. Rửa sạch vết thương, thấm khô, dùng thuốc bột đã cho thêm 1 ít nước sôi quấy đều thành khối bột dẻo, dát mỏng đắp lên vết thương băng lại. Vết thương mới 2 ngày thay thuốc 1 lần. Vết thương đã nhiễm khuẩn ngày thay 1 lần hoặc 2 lần tùy mức độ nặng của vết thương.
  1. THUỐC ĐẮP XUYÊN PHÁ THẠCH
  • Dùng Lá Xuyên phá thạch (lá Mỏ quạ) tươi;
  • Chủ trị: Các vết thương mới hoặc đã nhiễm khuẩn hôi thối (tán ứ huyết, giảm đau, sát khuẩn, trừ hôi thối, sinh da non).
  • Cách dùng – liều dùng: Lá mỏ quạ tươi liều lượng tùy ý, cắt bỏ cuống và gân lá, thái nhỏ giã nát đắp lên vết thương đã rửa sạch, băng lại. Ngày rửa và thay thuốc 1 lần.
  • Chú ý: Trường hợp vết thương bị nhiễm khuẩn nặng, hôi thối, đắp lá Mỏ quả 1 – 2 ngày. Sau đó dùng phối hợp thêm 2 vị sau: Thạch vi dây (dâu bong bong); Tam điểm kim thảo (cỏ hàn  the). Cả 3 vị lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vết thương đã rửa sạch, băng lại. Ngày rửa và thay thuốc 1 hoặc 2 lần.
  1. THUỐC ĐẮP SÀN CẢO THỤ
  • Dùng Lá sàn cảo thụ tươi (lá Bời lời nhớt)
  • Chủ trị: Các vết thương mới hoặc đã nhiễm khuẩn (tiêu sưng, trừ hôi thối, sinh da non).
  • Cách dùng – liều dùng: Lá Bời lời liều lượng tùy ý, cắt bỏ cuống, sống lá, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, đắp lên vết thương đã rửa sạch rồi băng lại. Ngày rửa và thay băng 1 lần.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan