PHƯƠNG TỄ LÂM SÀNG – THUỐC KHU PHONG THẤP – Phần 2

Phương thuốc khu phong có công năng khu phong thấp, thông kinh lạc, giải nhiệt, trấn thống, ứng dụng chữa các chứng đau ngoài, tê dại khó cử động, nặng nữa thì các khớp xương to, biến dạng, co duỗi khó khăn. Chứng này thường ở khắp cơ thể, cơ nhục và nhất là các khớp…ta thường gọi là bệnh tý hoặc nói đơn giản là tê thấp, hoặc phong thấp hay bệnh thấp khớp.

Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc và phụ giải được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau để bạn đọc có thêm thông tin và tham khảo.

  1. QUẾ CHI THƯỢC DƯỢC TRI MẪU THANG – KIM QUỸ YẾU LƯỢC

Quế chi

8 – 12 g

Thược dược

12 g

Chích thảo

8 g

Ma hoàng

8 g

Bạch truật

12 g

Tri mẫu

12 g

Phòng phong

12 g

Chế Phụ tử

8 – 12 g

Sinh khương

5 lát

 

 

  • Cách dùng: Ngày 1 thang sắc chia làm 2 lần uống trong ngày. Có thể bỏ Sinh khương, tán thành bột rồi uống với nước gừng ngày 2 lần sáng và tối. Người lớn mỗi lần 12g, một liều là một tuần lễ.
  • Công dụng: Khu phong thấp, thanh nhiệt, chỉ thống. Chủ trị Phong hàn thấp tý phát táo, cơ thể chi và tứ chi đốt khớp đau nhức, sưng lại có nóng. Toàn thân không phát sốt.
  • Giải: Toàn phương dùng chữa phong hàn tý nhưng phát táo (bệnh tiến triển) có triệu chứng nhiệt do uất sinh. Quế chi ôn thông huyết mạch; Ma hoàng, phòng phong, phụ tử, Bach truật để khu phong, tán hàn, trừ thấp; Tri mẫu thanh nhiệt. Trong phương đã có quế phụ ôn thông dương khí lại có Thược dược; Tri mẫu bảo hộ âm dịch. Hàn dược và nhiệt dược, âm dược và dương dược được cùng được dùng lại gia thêm Cam thảo để điều hòa chúng.
  • Gia giảm: Đốt khớp đau nhiều không co duối được, hễ có nóng thì giảm đau phải tăng thêm phụ tử chế, ma quế. Thân thể nặng nề đốt khớp sưng to, tê, ngày râm mát bệnh tăng nên tăng truật phụ, Nơi đau có ghe nhiệt, ngày nhẹ đêm nặng nên tăng Thược dược, Tri mẫu, Cam thảo, SInh khương, Nhẫn đông đằng.
  1. GIA GIẢM THƯƠNG TRUẬT THẠCH CAO TRI MẪU THANG – Nghiệm phương

Khương hoạt

12 g

Độc hoạt

12 g

Áp cước chảo (rau chân vịt)

40 g

Xích thược

12 -40 g

Thương truật

12 – 20 g

Thạch cao

40 g

Tri mẫu

12 g

Phòng kỷ

12 g

Tây hà liễu

20 g

Sinh cam thảo

12 g

  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng: Khu phong thấp, thanh nhiệt. Chủ trị Nhiệt tý, khớp sưng nóng đỏ đau; toàn thân phát sốt, miệng khát lưỡi rêu đỏ, mạch sác.
  • Giải: Phương này lấy cơ cở làm bài Thương truật thạch cao tri mẫu thang (còn gọi là Thương truật bạch hổ thang gồm Thương truật, Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Cam thảo) để hóa thấp thanh nhiệt. Lại gia thêm Độc hoạt, Tây hà liễu, Phòng kỷ để khu phong thấp. Xích thược lương huyết. Áp cước thảo để thanh nhiệt chữa chứng phong hàn thấp tà đã hóa nhiệt gọi là Nhiệt tý rất có hiệu quả.
  • Gia giảm: Sốt cao gia Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên thanh nhiệt giải độc. Sốt cao mồ hôi nhiều có chứng chính khí hư nhược gia Đảng sâm, Quy, Thục để bổ khí, dưỡng huyết.
  1. Ô ĐẦU THANG – Kim quỹ yếu lược.

Ma hoàng

8 – 12 g

Bạch thược

12 g

Hoàng kỳ

12 – 20 g

Cam thảo

12 g

Chế xuyên ô (chế kỹ)

12 – 20 g

Mật ong

80 g

  • Cách dùng: Ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống trong ngày.
  • Công dụng: Ôn dương tán hàn, bổ khí huyết, trấn thống. Chủ trị Thống tý thân thể và khớp đau kịch liệt không thể co duỗi.
  • Giải: Phương này dùng Ô đầu ôn dương làm chỉ dược phụ với Ma hoàng tán hàn, giảm đau có hiệu quả, dùng chữa các chứng thiên về hàn; Nhưng khi dùng các vị Xuyên ô, thảo ô, Phụ tử dể trị thống tý thường phải dùng thuốc bổ khí dưỡng huyết làm phụ trợ, không những là chế bớt tính tân tán của ô, phụ mà còn làm sung túc khí huyết về sau có tác dụng khiển được Ô phụ phân phát ôn thông, do vậy phát huy được hiệu quả giảm đau rõ rệt. Đối với bệnh nhân thể yếu nên chú ý đặc điểm này. Phương này dùng Hoàng kỳ bổ khí, Bạch thược dưỡng huyết xuấ phát từ lý ấy. hai vị Mật ong, Cam thảo không những có tác dụng trị phong thấp tý mà còn hòa hoãn độc tính của Ô đầu. Ô đầu nên sắc kỹ nửa giờ đến 1h để giảm độc tính và tác dụng phụ của nó.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan