CÁC BÀI THUỐC HOẠT HUYẾT – PHẦN 3

Thuốc hoạt huyết có tác dụng hoạt huyết khử ứ, thích hợp với các chứng huyết hành bất sướng (không thư thái) các chứng ứ huyết làm trơ rngại bên trong. Trên lâm sàng thường ứng dụng các loại thuốc hoạt huyết chữa các chứng bệnh của hệ tim mạch, viêm gan mạn tính, xơ gan, tiểu són, di chứng của tai biến não xuất huyết, các bệnh ngoại khoa, viêm các khớp do các loại phong thấp, u bưới, các bệnh phụ khoa, các bệnh ngoại thương (tai nạn)…

Chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc và phụ giải được sưu tầm và trích dẫn từ Sổ tay phương tế lâm sàng để bạn đọc tham khảo (tiếp)

  1. HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG – Y LÂM CẢI THÁC

Dương quy

12 g

Sinh địa

12 g

Đào nhân

16 g

Hồng hoa

12 g

Chỉ xác

8 g

Xích thược

8 g

Sài hồ

4 g

Cam thảo

4 g

Cát cánh

6 g

Xuyên khung

6 g

Ngưu tất

12 g

 

 

  • Cách dùng: Lượng trên thuộc nguyên phương mỗi ngày 1 thang.
  • Tác dụng: Hoạt huyết hành ứ,, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau đầu ngoan cố, ngực đau, nội nhiệt, phiền táo, ách nghịch (nấc) tâm qui (hồi hộp) mất ngủ, sốt về chiều và chứng thổ huyết có các biểu hiện của ứ huyết. Nếu xanh lờ mờ, hai mắt quầng thâm, đau như rìa lưỡi có gân xanh ban ứ, mặt lưỡicó vân đâm, chỗ đau cố định.
  • Giải: Phương này là hợp phương của Đòa hồng tứ vật thang với Từ nghịch tán (sài, thược chỉ thực, Cam thảo) lại gia thêm Cát cánh, Ngưu tất. Đào hồng tứ vật thang hoạt huyết hành ứ, Tứ nghịch tán sơ can lý khí, gia cát cánh để khai khí ở phần hung cách, Ngưu tất để dẫn huyết ứ đi xuống. Đó là cách nhất thăng, nhất giàng phối ngũ thành phương, nên chữa được các chứng khí trệ huyết ứ, cho nên gọi là Trục ứ.
  • Gia giảm: Trên lâm sàng ứng dụng hay bỏ Cát cánh gia Thanh bì, Hương phụ để tăng cường tác dụng của lý khí chỉ thống. Đau dữ còn gia thêm Toàn yết, Ngô cong, Sơn giáp, Địa long để thông lạc chỉ thống.
  1. CÁCH HẠ TRỤC Ứ THANG – Y lâm cải thác.

Ngũ linh chi

12 g

Đương quy

12 g

Xuyên khung

8 g

Đào nhân

12 g

Đan bì

8 g

Xích thược

8 g

Ô dược

8 g

Huyền hồ sách

4 g

Cam thảo

12 g

Hương phụ

6 g

Hồng hoa

12 g

Chỉ xác

6 g

  • Cách dùng: lượng trên nguyên phương, ngày dùng 1 thang, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng: Tiêu bì khối, trục ứ, chỉ thống. Bài này dùng Đương quy, Xuyên khung, Đào hồng, Đan bì, Xích thược để hoạt huyết dùng Ngũ linh chi, Diên hồ sách (huyền hồ) để hóa ứ, dùng Hương phụ, Chỉ xác, Ô dược để lý khí. Toàn phương này so với phương Huyết phủ trục ứ thang thì các vị hoạt huyết hành ứ nhiều, tương đương nhưng sức trục ứ lại mạnh hơn, tác dụng chỉ thống lại tốt hơn. Nhưng thuốc cực mạnh (tuấn dược) cho nên cần có Cam thảo lượng phải nhiều để hòa hoãn, dó là ý nghĩa Trong công phạt có ước. Bản này trị được các cứng trung quản, và bụng ứ huyết lưu kết, hoặc thành khối hoặc đau, hoặc gây tiêu chảy rất là thích ứng.
  • Gia giảm: trên lâm sàng hay gia thêm lượng vác vị lý khí như Huyền hồ, Hương phụ, Chỉ xác. Và giảm nhẹ liều lượng Cam thảo so với bản phương.

  1. ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊC THANG – Thương hàn luận
  • Thành phần gồm các vị: Đương quy 12g; Quế chi 8 – 12g; Thược dược 12g (bạch hoặc Xích chọn dùng cả hai); Tế tân 4 – 6g; Chích thảo 4g; Mộc thông 4 – 12g; Đại táo 5 - 10 quả.
  • Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
  • Tác dụng: Hoạt huyết dưỡng huyết, ôn kinh tán hàn. Chủ trị Huyết hư hàn ngưng, tay chân hư càng giá lạnh, tím tái, mạch tế, khi gặp khí lạnh bệnh càng nặng.
  • Giải: Phương này gọi là Đương quy tứ nghịc thang nên biết rằng tác dụng của nó là ôn kinh tán hàn và hoạt huyết dưỡng huyết, đối tượng dùng phương thuốc này lấy chứng chân tay giá lạnh làm chủ. Do bệnh huyết hư hàn ngưng, cho nên khí huyết vận hành không lợi, không thể ôn dưỡng được tay chân, cho nên có chứng thủ túc nghịch lãnh và tím tái, mạch tề muốn dứt. Về phương diện biện chứng thì bài Tứ nghịch thang để chữa chứng dương khí toàn thân hư thoát gây ra chứng mồ hôi lạnh, tay chân giá lạnh, mạch vi tế vô lực có chỗ khác với phương này. Phương này dùng Đương quy, Thược dược để hoạt huyết dưỡng huyết; Quế chi, Tế tân ôn kinh tán hàn, phụ vào có Cam thảo, Đại táo để bổ hư, Mộc thông thông lạc, hợp thành phương hoạt huyết dưỡng huyết, ôn kinh tán hàn, phụ vào có Cam thảo, Đại táo để bổ hư, mộc thông thông lạc, hợp thành phương hoạt huyết dưỡng huyết, ôn kinh tán hàn. Gần đây hay dùng phương này để chữa các nhọt sang hàn chứng, tứ chi huyết quản bế tắc, có nhiều công hiệu.
  • Gia giảm: hàn nhiều gia Ngô thù du, Sinh khương lại thêm rượu tốt chưng với thuốc, gọi là bài Đương quy tứ nghịch gia Ngô thù du sinh khương thang chữa các chứng cảm hàn, đau bụng, thống kinh.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan