BỆNH GÚT - THỐNG PHONG

ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH GÚT

1. Khái niệm:

Gút là bệnh thuộc về nhóm các bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa gây ra. Bệnh được biết đến từ thời Hipocrat nhưng đến những năm 1083 người ta mới tìm ra vai trò của acid uric.

Bệnh phổ biến ở Châu âu và bắt đầu xuất hiện tăng dần ở các nước Châu á trong những năm trở lại đây. Nam giới là đối tượng mắc chủ yếu đặc biệt ở độ tuổi trung niên và dường như có tính chất gia đình.

Acid uric là nguyên nhân chính và trực tiếp gây bệnh Gút. Ở người bình thường lượng acid uric trong máu là 5mg% với nam và 4mg% với nữ. Tổng lượng acid uric trong cơ thể là khoảng 1000mg và liên tục được chuyển hóa ( sinh mới và đào thải).

Acid uric được hình thành từ các chất có nhân purin mang vào từ thức ăn hoặc được tổng hợp từ con đường nội sinh và được đào thải chủ yếu theo đường thận, một phần qua phân và các đường khác như mồ hôi…

Acid uric trong máu tăng cao (trên 7mg%) và tổng lượng acid uric cơ thể tăng sẽ lắng đọng tại một số cơ quan dưới dạng tinh thể acid uric hay urat monadic như lắng đọng ở màng hoạt dịch gây viêm khớp, lắng đọng tại nhu mô thận và đài bể thận, tại sụn xương, gân, thành mạch…

Trong bệnh gút, urat lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng gây viêm màng hoạt dịch, việc viêm này lại kích hoạt chuyển hóa sinh ra nhiều acid uric tại chỗ, làm giảm độ PH, urat lại tăng lắng đọng, tạo thành vòng khép kín làm bệnh kéo dài.

2. Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây tăng aicd uric có hai dạng là nguyên phát và thứ phát. Trong đó chủ yếu là nguyên nhân thứ phát. Một số rất hiếm gặp là tăng do bẩm sinh.

  • Đối với gút nguyên phát: gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa, do quá trình tổng hợp nội sinh tăng nhiều gây tăng aicd uric.
  • Đối với nguyên nhân thứ phát, việc tăng acid uric là do:
    • Ăn nhiều những thức ăn, thực phẩm có nhiều purin như Gan, lòng, thịt, cá, tôm ,cua, nấm), uống nhiều rượu. Đây là những tác nhân phát động bệnh.
    • Tăng cường thoái giangs Purin nội sinh: bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy,…hoặc do dùng thuốc diệt bào điều trị bệnh ác tính.
    • Giảm đào thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận

3. Phân loại:

Gút cấp tính còn gọi là Gút do viêm. Là biểu hiện hay gặp nhất với những cơn viêm cấp tính và dữ dội của khớp bàn ngón chân cái.

  • Nguyên nhân dẫn đến khởi phát:
  • Sau một bữa ăn quá giàu đạm;
  • Sau chấn thương hoặc phẫu thuật;
  • Sau lao động nặng nhọc, đi lại nhiều;
  • Nhiễm khuẩn cấp hoặc sau khi dùng một số thuốc lợi tiểu.
    • Biểu hiện chủ yếu của đau đợt cấp chủ yếu tại ngón chân cái
  • Đang đêm tỉnh giấc vì đau ngón chân cái, đau tăng không chịu nổi, thậm chí không dám động đến.
  • Ngón chân sưng to, phù nề, căng bong nóng đỏ, xung huyết.
  • Toàn thân có thể có sốt nhẹ, mệt mỏi, lo lắng, khát nước, tiểu ít…
  • Đợt viêm có thể kéo dài 1 đến 2 tuần sau đó giảm dần và khỏi mà không có dấu hiệu gì. Bệnh tái phát vài lần trong năm.

Gút mãn tính: biểu hiện bằng các dấu hiệu như nổi các cục u (tophi) và viêm đa khớp mạn tính, còn gọi là “gút do lắng đọng”. Bệnh có thể là tiếp diễn của gút cấp hoăc không.

  • Nổi u cục (tophi) là hiện tượng lắng đọng urat xung quanh khớp, màng hoạt dịch, đầu xương sụn, trên các khớp như các ngón chân, cổ chân ,khuỷu , cổ tay, bàn tay, đốt tay…với tính chất không đều, không di động do dính vào nền xương, không đối xứng, ấn vào không đau, nếu da bị loét có thể chảy nước vàng và chất trắng như phấn.
  • Biểu hiện viêm đa khớp: các khớp nhỏ và nhỡ, viêm có tính đối xứng, viêm thường nhẹ, không đau nhiều, diễn biến chậm.
  • Gút mạn tính tiến triển chậm và kéo dài tăng dần, lúc đầu tổn thương ở ngón chân rồi cổ chân, gối, khuỷu và bàn tay. Thời gian tiến triển chậm khoảng 10 đến 20 năm, nếu không được điều trị bệnh có thể nặng lên kết hợp đợt cấp làm trầm trọng tình trạng bệnh nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn và biến chứng thận, suy mòn. Ngươic lại nếu được điều trị có thể duy trì bệnh như ban đầu mà không tăng nặng lên.

Dự phòng các cơn Gút cấp tái phát là cần thiết giúp tránh được những tai biến có thể xảy ra về lâu dài và giúp người bệnh tránh khỏi cơn đau và phiền toán do bệnh gây ra.

4. Chế độ sinh hoạt và ăn uống:

  • Người bệnh cần kiêng rượu và chất kích thích.
  • Hạn chế thức ăn có nhiều purin: phủ tạng động vật, thịt đông vật. tăng cường sử dụng trái cây và rau xanh trong khẩu phần ăn của mình.
  • Uống đủ nước, có thể tăng loại nước có hàm lượng khoáng chất.
  • Không làm việc quá sức, tránh lạnh, tránh ăn uống qus mức, không dùng thuốc lợi tiểu.
  •  Khi phải phẫu thuật, cần chú ý theo dõi acid uric máu để dùng thuốc kịp thời.

  • Dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ, không tự tiện dùng thuốc. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bản thân đề phòng lượng acid uric tăng cao. Chỉ cần dùng phương pháp dinh dưỡng phù hợp và sử dụng đúng thuốc theo hướng dẫn hoàn toàn có thể phòng được bệnh Gút không cho tái phát và chuyển mạn tính.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan