MỘC THÔNG

  • Tên khoa học: Akebia trifoliate 9Thunb) Koidz – họ Mộc thông (Lardizabalaceae); Cong gọi là Tam diệp mộc thông.

  • Bộ phận dùng: Thân đã chế biến khô của cây mộc thông (Caulis Akebiae trifoliatae) được ghi nhận trong Dược điển TQ.

  • Mô tả: Cây dây leo, thường xanh, cành không lông, màu tro, có những rãnh dọc, lá mọc cánh, lá gồm 3 – 7 lá chét, cuống lá dài, phiến lá hình trứng. Hoa đơn tính, mọc thành chùm 1 – 2 hoa cái ở phần dưới, hoa đực nhỏ, nhiều, màu tím ở phần trệ. Khi chín quả màu tím. Hạt màu đỏ, đen bóng, hình trứng. Hoa tháng 4 – 5 quả tháng 8. Cây này chủ yếu ở Trung quốc.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái tháng 9 – 10, chặt lấy thân, chia thành đoạn kích thước theo quy cách, phơi, sấy khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, mộc thông vị đắng, tính lạnh vào 4 kinh: Tâm, Phế, Tiểu trường, Bàng quang. Có tác dụng lợi niệu, hạ sốt, lưu thông huyết mạch. CHữa các chứng bệnh tiểu tiện khó khăn, đái rắt do thấp nhiệt, mạch máu tắc nghẽn, đau co rút khắp người, tắc sữa, kinh nguyệt bế tắc.

    • Liều dùng: 5 – 10g sắc uống.

    • Lưu ý: Người bị yếu mệt, hoạt tinh, không có thấp nhiệt bên trong thì không dùng. Cấm dùng cho phụ nữ có thai.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa tiểu nhỏ giọt, khó khăn, ngườinóng, lỡ loét trong miệng: Sinh địa 15g; Hoàng cầm 10g; Mộc thông 10g; Cam thảo 3g, sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa mạch máu tắc nghẽn, đau có rút khắp người, kinh nguyệt bế tắc: Mộc thông 10g; Hồng hoa 6g; Ngưu tất 10g; Sinh địa 12g; Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô mát đề phòng mọt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan