ĐẠI BI (BĂNG PHIẾN)

  • Tên khoa học: Blumea balsamifera (L), họ Cúc (Asteraceae). Băng phiến chiết xuất từ cây đại bi hay gỗ cây long não hương họ Dầu; Tên gọi khác còn là Băng phiến – Mai hoa băng phiến – Mai phiến – Long não hương – mai hoa não – Ngải nạp hương – Ngải phiến – Từ bi – Đại ngải (TQ).

  • Bộ phận dùng: Cây Đạibi để cất lấy tinh dầu và băng phiến

  • Mô tả cây: Là cây nhỡ cao 1,5 – 2,5m. Thân cây có rãnh dọc, nhiều lông, trên ngọn, có nhiều cành. Lá hình trứng 2 đầu nhọn tù, dài khoảng 12cm, rộng 5cm, mặt trên có lông, mép lá xẻ răng cưa hoặc nguyên gốc lá có thùy nhỏ từ 2 – 4- 6 cái. Hoa màu vàng., mọc thành chuf ngay kẽ lá hoặc ngay trên đầu cành. Trên hoa có nhiều lông tơ. Quả bế có 2 cạnh dài 1mm,mang chum lông ở đỉnh. Vò lá trên tay sẽ thấy mùi thơm dễ chịu của băng phiến.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu đông, cắt lấy Đại bi, băm nhỏ cho vào nồi cất, đổ ngập nước. Dùng nồi thủy thượng hoặc chõ nhưng ở trên cùng là thau nước lạnh thay nắp. Trát kín các khe hở - Đun nhỏ lửa cho sôi trong 2 – 3h. Nhẹ tay lấy thau nước trên ra và cạo lấy băng phiến – Tinh chế băng phiến bằng cách trộn nó với 5 phần than củi, 3 phần vôi bột, trộn đều cho vào nồi làm thăng hoa. Trát kín kẽ hở - Đun nhẹ băng phiến tinh khiết thăng hoa bám vào thành. Cạo nhẹ thu được băng phiến tinh.

  • Công dụng: Theo Đông y, Đại bi (Băng phiến) vị cay đắng, tính hơi lạnh vào 3 kinh Phế, Tâm, Can. Có tác dụng thông mọi khiếu, làm tan mộng mắt. Dùng chữa cảm cúm, ra mồ hôi, trị ho, trừ đờm, đầy bụng – Thường dùng lá xông. Ho và đầy bụng dùng nước sắc đại bi.

    • Băng phiến vị cay, đắng và hơi lạnh, không độc vào 3 kinh Phế, Tâm, Can. Thông khiếu, tan uất hỏa, đau màng mắt, sáng mắt, trị đau bụng, đau ngực, ho, ngạt mũi, đau họng, cảm gió, cấm khẩu, đau răng.

    • Liều dùng: 0,1 – 0,2g/ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng.

  • Bài thuốc chữa viêm họng (amiđan) mạn tính: Băng phiến 1g; Phèn phi 2,5g; Hoàng bá đốt thành than 2g, Đăng tâm thảo đốt thành thanh 3g. Tán nhỏ, thổi vào họng đau ngày 3 – 4g.

  • Bải quản trong lọ kín tránh bay hơi. Để nơi thoáng mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan