MƯỚP ĐẮNG VÀ CÁC BÀI THUỐC LIÊN QUAN

Hoa mướp đắng còn gọi là Khổ qua hoa; lại qua hoa; Cây mướp đắng đồng bào ta gọi là cây mướp mủ; cây này trung quốc gọi bằng nhiều tên như: Khổ qua; Cẩm lệ chi, lại bồ đào; Hồng cô nương; Hồng dương; Lương qua, Lại qua…

Cây mướp đắng là cây dây leo thuộc họ bầu bí, sống 1 năm, thân có màu xanh lợt, có góc cạnh, leo được nhờ có nhiều tua cuốn, ở ngọn hơi có long tơ. Lá mọc so le, dài 5 đến 10cm, rộng 4 – 8cm, phiến lá chia làm 5 – 7 thùy hình trứng, mép có răng cưa đều, mặt dưới lá màu xanh nhạt hơn màu của mặt trên lá, gân lá có lông ngắn. Hoa mướp đắng mọc đơn độc ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái cùng gốc, có cuống dài, cánh hoa màu vàng nhạt, đường kính khoảng 2cm.

Quả mướp đắng hình thoi dài 8 đếm 15cm, mặt vỏ có nhiều u nổi to nhỏ không đều, quả khi chưa chín có màu vàng xanh, khi chín có màu vàng hống nên mới có tên là hồng dương, hồng cô nương..

Hạt mướp đắng dẹt, dài 13 đến 15cm rộng 7 – 8mm màu giống hạt bí ngô, quanh hạt có màu vàng đỏ máu giống như màng gấc.

Cây mướp đắng được trồng nhiều ở nước ta để lấy quả làm thực phẩm. Hoa, lá, quả, hạt, rễ mướp đắng đều có thể làm vị thuốc chữa bệnh.

Dược tính của hoa mướp đắng:

  • Sách Bách hoa trị bách bệnh: Hoa mướp đắng vị đắng, tính lạnh, chủ trị kiết lỵ, dạ dày đau tức.

Dược tính của quả mướp đắng:

  • Sách Điền Nam bản thảo cho rằng: Quả mướp đắng vị đắng, tính lạnh, bình, chữa đơn hỏa độc khí, ác sang kết độc, hoặc khắp mình mọc nhọt đầu đen đau đớn chịu không nổi. Sách cũng viết: Quả mướp đắng tả thật hỏa ở sáu kinh, giải nắng, ích khí, ngưng khát nước.
  • Sách Nam dược thần hiệu: cho rằng quả mướp đắng vị đắng, tính lạnh, không độc, trừ tạng nhiệt, làm sáng mắt, mát tim, bổ lao tổn.
  • Sách Bản thảo cầu nguyên cho rằng: Quả mướp đắng chủ trừ nhiệt, giải phiền.
  • Sách Tuyền Chau bản thảo cho rằng: Quả mướp đắng chủ trị phiền nhiệt, tiêu khát dẫn ẩm, đau mắt đỏ do phong nhiệt, trúng nắng, đi lỵ.
  • Sách Trung Dược Đại từ điển cho rằng: Quả mướp đắng vị đắng, tính lạnh, chủ giã nắng, giải nhiệt, làm sáng mắt, giải độc. Chữa bệnh phiền khát thèm uống, trúng nắng, kiết lỵ, mắt đỏ, đau nhức, ung thũng đan độc, ác sang.

Một điểm cần lưu ý là theo như sách Điền nam bản thảo thì người tỳ vị hư hàn dùng mướp đắng sẽ sinh thổ tả đau bụng.

Một số bài thuốc trị liệu

  1. Chữa chứng đau dạ dày:
  • Phương 1: Hoa mướp đắng 15g; hoàng tửu (rượu hoa cúc) nếu không có dùng tạm rượu trắng 1chén. Cho hoa mướp đắng vào rượu chứng cách thủy tới khi hoa chín nhừ thì tắt lửa, để còn âm ấm, lọc lấy nước thuốc uống.
  • Phương 2: Hoa mướp đắng lượng dùng thích hợp; gạo tẻ 50g; Cho hoa mướp đắng vào cối giã thành bột, gạo vo kỹ nấu thành cháo. Khi ăn cháo cho 5g bột hoa vào khuấy đều rồi ăn. Ngày dùng 2 đến 3 lần – Bách hoa trị bách bệnh.
  1. Chữa chứng lỵ cấp tính: Hoa mướp đắng tươi 12 bông, rửa sạch, giã nhuyễn như bùn, vắt lấy nước cốt hòa với một lượng nhỏ mật ong uống ngày 3 lần – Mân Nam Dân gian thảo dược.
  2. Chữa chứng đau mắt: Hoa mắt đắng lượng vừa đủ dùng, nấu với bấc lung uống 3 đến 4 lần trong ngày – trồng hái và dùng cây thuốc.

Ngoài ra còn có một số bài thuốc khác

  • Chữa chứng phiền nhiệt miệng khô khát: Quả mướp đắng tươi, rửa sạch, bỏ ruột, thải nhỏ nấu uống – Trung Dược Đại từ điển.
  • Chữa chứng kiết lỵ: Quả mướp đắng tươi lượng vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt chia làm 2 lần đèu nhau. Khi dùng hòa với nước đun sôi để nguội còn âm ấm uống. Ngày 2 lần hoặc hơn – Phúc kiến trung thảo dược.
  • Chữa chứng ung thũng: Đây là chứng mụn độc tấy đỏ rất nguy hiểm. Để chữa chứng này, dùng 1 vài quả mướp đắng tươi, rửa sạch giã nát như bùn, đắp vào chỗ đang sưng tấy, hễ khô lại thay – Tuyền Châu bản thảo.
  • Chữa chứng Dạ dày đau tức: Quả mướp đắng nướng cháy, tán thành bột. Khi uống hòa với nước đun sôi để còn ấm – Điền nam bản thảo.
  • Chữa chứng ho nóng: Mướp đắng 1- 2 quả, nấu nước uống. Ngày uống 1 đến 2 lần – Chữa bệnh bằng cây thuốc vườn nhà.
  • Chữa chứng mụn nhọt độc, đau nhức: Lá mướp đắng 1 nắm sắc uống với rượu, hoặc phơi khô tán bột, mỗi lần uống 12g với rượu. Ngoài giã lá mướp đắng tươi đắp, hoặc chưng nóng rồi đắp – Trồng hái và dùng cây thuốc.
  • Chữa chứng mệt mỏi, háo khát, hâm hấp sốt do thức đêm, đi đường xa mệt nhọc, vất vả, lao động quá sức hoặc sau phòng sự: dùng lá mướp đắng non và lá hoa thiên lý lượng vừa đủ dùng nấu canh ăn thì bình phục – Trồng hái và dùng cây thuốc.
  • Chữa chứng ho viêm họng: Lấy vài hạt mướp đắng nhai nuốt từ từ. ngày dùng phương này 4 đến 5 lần thì khỏi – Trồng hái và dùng cây thuốc.

Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan