SỎI MẬT

Trong các bệnh gan mật ở nước ta, sỏi mật đứng hàng thứ hai sau viêm gan và là nguyên nhân quan trọng của nhiễm khuẩn đường mật.

Trong số bệnh nhân sỏi ống mật chủ có 80% là sỏi sắc tố mật, 12,5% là sỏi cholesterol và 7,5% là sỏi hỗn hợp.

Triệu chứng của người bệnh mắc sỏi mật:

Triệu chứng thường thay đổi tùy theo số lượng, khối lượng, vị trí sỏi, tính chất sỏi với các triệu chứng chung như sau:

  1. Cơ năng:
  • Đau: nếu điển hình, đau theo kiểu đau quặn gan: đau đột ngột, dữ dội ở vị trí dưới sườn phải lan lên vai hoặc bả vai và lan ra phía sau lưng. Người bệnh không dám thở mạnh vì đau, thường xảy ra sau bữa ăn có nhiều giàu mỡ…vào ban đêm, kéo dài vài ngày, nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ đau âm ỉ, nặng nề vùng hạ sườn phải rồi lan sang bên trái và ngực.
  • Rối loạn tiêu hóa: ăn kém, chậm tiêu, bụng chướng, có thể táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Đau nửa đầu: gây nôn, người bệnh có thể nôn ra thức ăn, ra mật thậm chí ra giun.
  • Sốt: do viêm đường mật hoặc túi mật. Thường sốt cao đột ngột, kéo dài. Đau và sốt thường đi liền nhau.
  • Hoàng đảm: tùy theo mức độ tắc mật, đi đôi với hoàng đảm là ngứa va mạch chậm,các thuốc chống ngữa thông thường không có hiệu quả.

Các triệu chứng trên thường tái phát nhiều lần, khoảng cách giữa các đợt có thể vài uần cho đến vài tháng, thậm chí hàng năm tùy người bệnh.

  1. Triệu chứng thực thể:
  • Gan to: là triệu chứng thường gặp.
  • Túi mật to: đi kèm với gan to, giai đoạn đầu nếu túi mật to ở một mức nhất định có thể sờ thấy sau do bị lâu, túi mật viêm nhiễm, xơ hóa và teo đi.
  1. Biến chứng có thể gặp với sỏi mật:
  • Viêm phúc mạc mật.
  • Sốc nhiễm khuẩn.
  • Viêm túi mật cấp tính.
  • Chảy máu đường tiêu hóa.
  • Viêm tụy cấp tính.
  1. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi mật:
  • Tuổi: càn nhiều tuổi càng dễ bị, nữ có nguy cơ nhiều hơn nam.
  • Béo phì.
  • Cắt ruột cuối.
  • Dùng một số thuốc (oestrogen…)
  • Chế độ ăn giàu calo.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người có lipid máu cao.
  • Xơ gan.
  • Cắt dạ dày.
  • Đái tháo đường.
  • Yếu tố di truyền.
  • Ngoài ra còn yếu tố nguy cơ như nhiễm ký sinh trùng : giun, sán

Từ những vấn đề được nêu cơ bản trên, chúng ta nên có những biện pháp dự phòng cơ bản như:

  • Giảm chế độ ăn giàu cholesterol, giảm mỡ bão hòa, thận trọng khi dùng thuốc tránh thai.
  • Tẩy giun định kỳ, ă uống hợp vệ sinh, vệ sịnh môi trường, điều trị tốt các đợt nhiễm trùng đường mật.

Nếu có nghi ngờ về bệnh hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn khám và điều trị kịp thời.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan