ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

I. TỔNG QUAN

Sốt Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch, do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Aedes aegypti. Bệnh xảy ra ra quanh năm, nhưng chủ yếu từ tháng 5 – 11 hàng năm (vào mùa mưa).

Sốt xuất huyết Dengue có đặc trưng bởi sốt, xuất huyết, thoát huyết tương, dẫn tới sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu thứ phát sau sốc kéo dài, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Y học cổ truyền quan niệm Sốt xuất huyết Dengue thuộc phạm vi tân cảm ôn bệnh của YHCT, phát ra vào cuối hạ, nên thuộc phạm vi thử ôn. Thấp ôn cũng xảy ra vào thời gian này nhưng thuộc nguyên nhân phục hồi tà.

Do thời gian xảy ra bệnh vào cuối hạ, nên thử cũng hay kiêm thấp. Vì vậy, khác với thử ôn thường có dâm dấp mồ hôi, gai rét do vệ khí bị tổn thương, thì bệnh này lại có ít mồ hôi, thậm chí không có mồ hôi, do thấp tà bó chặt phần biểu.

Giai đoạn đầu tà vào phần vệ gây sốt, gai rét. Tà không giải, truyền vào phần khí, gây sốt cao, táo bón hoặc tiêu chảy.nặng hơn tà vào dinh huyết sinh ra sốt cao, mê man, nói sảng, ban xuất huyết. Sốt cao gây vong âm, vong dương sinh chứng thoát (sốc sốt xuất huyết) dễ gây tử vong.

Sốt xuất huyết Dengue mức độ nhẹ có thể dùng YHCT cho kết quả tốt nhưng đối với trường hợp nặng có biến chứng, có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, hoặc kẹt…cần chuyển viện điều trị cấp cứu. Việc dùng các biên pháp YHCT hỗ trợ có thể được dùng tùy theo mức độ bệnh.

II. TRIỆU CHỨNG VÀTRỊ BỆNH

Giai đoạn đầu: Thử ôn vào phần vệ và khí, tượng đương với độ I của bệnh.

  • Triệu chứng: THường khởi phát ở phần vệ ngắn, chuyển nhanh sang vệ khí. Khi tà còn chủ yếu ở phần vệ, trẻ phát sốt gai người rét, đau đầu và toàn thân. Mệt mỏi, ăn kém, có thể buồn nôn và nôn, không khát, tiểu tiện vàng. Chất lưỡi đỏ vừa, rêu trắng trơn hoặc vàng. Mạch phù sác. Khi tà vào phần khí gây sốt cao, người mệt, đau nhức mình mẩy, ổ mắt. Miệng khát, thích uống nước mát. Mặt đỏ tâm phiền. Đại tiện bí hoặc tả, nhưnt tả xong không sảng khoái. Da xung huyết, chưa có xuất huyết. Rêu lưỡi vàng nhờn, mạch sác có thể hồng.

  • Phép điều trị: Tà chủ yếu phần biểu phải sơ biểu thanh nhiệt; Nếu chủ yếu phần khí phải thanh nhiệt lợi thấp.

  • Bài thuốc NGÂN KIỀU TÁN

Ngân kiều

40g

Cam thảo

20g

Ngân hoa

40g

Kinh giới

16g

Cát cánh

24g

Đậu xị

20g

Bạc hà

24g

Ngưu bàng tử

24g

Trúc diệp

16g

 

 

Khát nhiều gia lô căn và mạch môn mỗi vị 12g.

Nôn và buồn nôn gia Trúc nhự 12g, sinh khương 4g.

Bệnh đã vào phần khí, nhưng thể nhiệt nhẹ, sốt không cao, mồ hôi không nhiều, khát vừa dùng LỤC NHẤT TÁN

- Sinh cam thảo 1 phần, Hoạt thạch 6 phần; tán mịn uống 10g/lần với nước Hương nhu càng tốt.

- Gia thạch cao 20g, liên kiều 16g để thanh thử hỗ tâm.

- Thông thảo 12g, Bạch lich 12g là các thuốc thảm đạm để lợi tiểu trừ thấp.

- Nếu thế nhiệt nặng, trẻ có đủ triệu chứng tứ đại, dùng BẠCH HỒ THANG

Thạch cao

40g

Cam thảo

8g

Tri mẫu

24g

Ngạnh mễ

12g

Sắc đến khi gạo chín là được, uống 3 lần/ngày

Hoặc dùng bài thuốc kinh nghiệm

Hoạt thạch

40g

Bạc hà

40g

Thạch cao

40g

Cát căn

40g

Kinh giới

40g

 

 

Tán bột, đóng gói 10g. Nếu trẻ dưới 3 tuổi dùng 2 gói 1 ngày. Nếu trẻ 4-12 tuổi dùng 4 gói/ ngày, trên 12 tuổi dùng 6 gói/ ngày.

Giai đoạn 2: Thử ôn vào phần dinh huyết, nhiệt bức huyết vọng hành và thương âm, tương đương với sốt đô II theo y học hiện đại.

  • Triệu chứng: Sốt cao liên tục, khát nhiều, bứt rứt, quấy khóc hoặc mê man li bì. Xuất huyết tự nhiên trên da, niêm mạc hoặc nội tạng. Chất lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng, mạch huyền hoạt sác.

  • Phép điều trị: Thanh dinh lương huyết, tư âm, chỉ huyết.

Nếu chưa có xuất huyết nội tạng dùng bài thuốc TỨ SINH THANG gồm Sinh địa, Sinh trắc bách diệp, Sin hà diệp, Sinh ngải diệp hay Sinh hạ liên thảo. Các vị này liều lượng như nhau, sắc uống 2 – 3 lần/ngày.

  • Xuất huyết nặng hơn hoặc có xuất huyết nội tạng dùng TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG

Tê giác

4g

Sinh địa

32g

Bạch thược

12g

Đan bì

8g

Sắc ba vị, tê giác mài ra uống cùng ngày 3 lần. Nếu không có tê giác thay bằng bột sừng trâu với liều lượng gấp 4 lần.

- Xuất huyết nhiều gia Sâm tam thất 8g, Hòe hoa sao đen 12g.

- Mê man gia Thạch xương bồ 8 – 12g.

Giai đoạn 3: Hội chứng sốc sốt xuất huyết, tương đương với độ III, IV của bệnh. Theo quan điểm của YHCT, đó là do khí âm đều hư.

  • Triệu chứng: Chỉ gặp ở một số bệnh nhi. Trẻ đang sốt cao hoặc sốt đang giảm, thì thấy chân tay lạnh ẩm, vã mồ hôi, mặt môi tái nhợt, huyết áp tụt hoặc kẹt, bứt rứt, vật vã hoặc li bì. Mạch trầm tế.

Nặng hơn mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp không đo được.

  • Phép điều trị: Hồi dương cứu nghịch, có thể thêm tư âm.

    • Huyết áp tục có thể dùng Cam thảo, Bào khương, Đẳng sâm liều lượng như nhau tán nột uống 15 – 20 g/lần x 2 lần/ ngày.

    • Huyết áp tụt nhiều dùng: SINH MẠCH TÁN GIA GIẢM

Nhâm sâm

8g

Phụ tử

4g

Ngũ vị

10g

Mẫu lệ

20g

Mạch môn

16g

Long cốt

20g

Có thể kết hợp với cứu Thần khuyết, Quan nguyên, Khí hải đến khi chân tay ấm trở lại.

Giai đoạn này cần hồi sức kịp thời. TÙy mức độ bệnh mà có thể kết hợp với YHCT, không dùng đơn thuần YHCT.

Thời kỳ hồi phục: Thường có biểu hiện hai thế bệnh.

  1. Vị âm bất túc:

  • Triệu chứng: Chán ăn, miệng khát, môi khô, tiểu tiện ngắn ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo. Lòng bàn tay chân nóng. Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác vô lực.

  • Phép điều trị: Dưỡng vị sinh tân.

  • Bài thuốc ÍCH VỊ THANG GIA GIẢM

Sa sâm

12g

Hạt muồng

12g

Thạch hộc

10g

Ma nhân

8g

Cốc nha

12g

Chỉ xác

8g

Mạch môn

12g

Cát căn

12g

Sinh địa

12g

 

 

​2. Tỳ dương hư:

  • Triệu chứng: Mệt mỏi, chân tay lạnh, chán ăn, mồ hôi dâm dấp, nước tiểu trong, đại tiện lỏng. Môi lưỡi nhợt, mạch tế nhược.

  • Phép trị: Bổ tỳ ích khí.

  • Bài thuốc SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN GIA GIẢM

Đẳng sâm

10g

Biển đậu

8g

Bạch linh

8g

Cát cánh

4g

Bạch truật

10g

Cam thảo

4g

Hoài sơn

10g

Sa nhân

4g

Liên nhục

10g

 

 

Nếu tiêu chảy nhiều gia thêm Bình vị tán 12g.

III. Một số bài thuốc kinh nghiệm và phòng bệnh

  • Nếu xuất huyết dưới da và niêm mạc, chưa xuất huyết nội tạng dùng: Cỏ nhọ nồi tươi 80 – 100g, giã nát,lọc lấy nước uống.

  • Nếu sốt cao, đái ít là chính, có thể dùng một trong các vị thuốc sau, với liều 100g, sắc uống 2 – 3 lần/ngày.

  • Hoặc Râu ngô tươi; Rễ sậy tươi, Rau má tươi; Rễ cỏ gianh tươi.

  • Chống muỗi bằng dầu sả vẩy quanh nhà; hoặc dùng vôi bột ở cống rãnh, nơi nước đọng bùn lầy.

  • Nằm ngủ mắc màn chống muỗi đốt.

Sốt xuất huyết Dengue độ I và II, điều trị đơn thuần bằng YHCT cho kết quả tốt nhưng phải theo dõi và phát hiện sớm những dấu hiệu tiền sốc. Với độ III và IV cần đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị tích cực, YHCT chỉ có thể hỗ trợ điều trị. Khi ở giai đoạn phục hồi YHCT có khả năng giúp bệnh nhi hồi phục tốt.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan