XUẤT HUYẾT ĐƯỜNG TIÊU HÓA (CHẢY MÁU DẠ DÀY – RUỘT)

Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường tiêu hóa) là hậu quả hay gặp ở những người có viêm hay loét dạ dày tá tràng hoặc có xơ gan.

Xuất huyết tiêu hóa thường chia làm hai dạng là xuất huyết tiêu hóa cao (hay trên) và xuất huyết tiêu hóa dưới. Bài viết này xin được cung cấp các thông tin cơ bản về các dang xuất huyết này để giúp các bạn biết và đi khám khi cần thiết.

  1. Xuất huyết đường tiêu hóa cao (trên).
  1. Xuất huyết đường tiêu hóa trên là tình trạng chảy máu tại thực quản, dạ dày và tá tràng không bao gồm chảy máu răng lợi. Là bệnh được coi là cấp cứu và phải được theo dõi sát, đánh giá kịp thời. Ở Hoa kỳ có trên 350 ngàn người nhập viện hàng năm vì chảy máu cấp tính thậm chí gây tử vong với tỷ lệ lên đến 10%, ở độ tuổi trên 60 tỷ lệ tử vong còn cao hơn. Phần lớn nguyên nhân tử vong là do hậu quả của một số bệnh khác gây chảy máu như thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

  1. Nguyên nhân:
    1. Bệnh lý tại dạ dày – tá tràng: Loét dạ dày - tá tràng (chiếm khoảng 6-10% ca bệnh);
    2. Ung thư dạ dày chiếm khoảng 5% các ca bệnh;
    3. Viêm dạ dày cấp chảy máu sau uống thuốc không Steroid như aspirin, các thuốc có chứa corticoid, prednisolon…; các polip ở dạ dày, tá tràng; Viêm trợt chảy máu do rượu mạnh hoặc do vi khuẩn HP.
    4. Nguyên nhân do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (chiếm 15 – 40% ca bệnh), trường hợp này chiếm tới 20% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên bệnh nhân xơ gan.
    5. Một nguyên nhân nữa là do tình trạng phình mạch máu hoặc dị dạng mạch máu gây chảy máu (chiếm khoảng 7% các ca bệnh).
    6. Ngoài ra còn một số nguyên nhân ít gặp hơn như: do sỏi mật, rối loạn đông máu ở bệnh nhân có bệnh bạch cầu hoặc suy tủy, chấn thương do tai biến, chấn thương sọ não…
  2. Triệu chứng, biểu hiện: Tùy theo mức độ chảy máu mà có các triệu chứng khác nhau, đặc biệt các triệu chứng toàn thân dẫn đén sốc, ngất khi chảy máu nhiều, đột ngột.
    1. Nôn ra máu: có thể đỏ tươi, đen hoặc máu cục có thể lẫn cả thức ăn. Trước đó có thể có dấu hiệu lợm giọng khó chịu, cồn cào thượng vị; Nếu có chảy máu nặng có thể hoa mắt chóng mặt thậm chí ngất, mạch nhanh, huyết áp thấp và kẹt; có thể vã mồ hôi, khó thở.  Đối với tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây giãn vỡ tĩnh mạch thực quản thường nặng và tỷ lệ tử vong cao: nôn máu ồ ạt, đi ngoài ra máu.
    2. Đi ngoài phân đen: như bã cà phê, mùi khắm. Nếu máu nhiều có thể phân lòng nước màu đen lẫn đỏ xen lẫn phân lổn nhổn màu đen.
  1. Xuất huyết đường tiêu hóa dưới: được định nghĩa là chảy máu tiêu hóa có nguồn gốc từ góc Treitz trở xuống tới hậu môn. Thường gặp là chảy máu từ đại tràng, do tính chất về vị trí và bệnh lý của nó nên chảy máu thấp thường có hội chứng lỵ và đại tiện phân thường đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Độ nặng của xuất huyết có thể nhận thấy từ vệt máu trong phân cho đến đại tiện máu tươi nhiều lần.

Nguyên nhân: Có một số bệnh có thể là nguyên nhân, khả năng xảy ra tổn thương phụ thuộc vào cả bệnh lẫn độ tuổi: Bệnh nhân dưới 50 thường có các bệnh: viêm ruột kết nhiễm khuẩn, bệnh hậu môn trực tràng; lớn tuổi hơn thì các bệnh như là túi thừa, giãn mạch, ung thư hoặc thiếu máu cục bộ.

  1. Bệnh túi thừa: là nguyên nhân thường gặp gây xuất huyết đường tiêu hóa dưới; thường cấp tính, không đau, đại tiện ra mausẫm hoặc đỏ tươi.
  2. Giãn mạch: Giãn mạch hoặc loạn sản mạch có thể gây ra xuất huyết không đau, từ đại tiện máu tươi đến mất máu kín đáo, thường xuất hiện ở bệnh nhân cao tuổi và có suy thận mãn. Thường ở ruột kết nhưng không loại trừ do bệnh dạ dày và ruột trên.
  3. Khối u: Các khối u lành tính hoặc ác tính thường có biểu hiện mất máu kín đáo, mạn tính tuy nhiên đôi khi có máu tươi nhưng không liên tục và hiếm thấy xuất huyết ồ ạt.
  4. Bệnh do viêm ruột: thường chảy máu từ kín đáo đến đại tiện máu tươi tái phát thường lẫn với phân. Các trường hợp này thường đau bụng, buốt mót và thúc bách đạitiện thường xảy ra.
  5. Bệnh hậu môn – trực tràng: Chảy máu thường nhẹ và hiếm khi đưa tới mất máu lớn. Xuất huyết không đau thường do trĩ nội gây ra. Xuất huyết kèm theo đau khi đại tiện thường do nứt hậu môn.
  6. Một số nguyên nhân khác: Viễm ruột kết nhiễm khuẩn cấp tính do Shigella, E.coli…viêm ruột kết do chiếu xạ; túi thừa Meckel và lồng ruột ở trẻ; hội chứng loét trực tràng đơn độc, giãn tĩnh mạch ruột kết…

Việc điều trị là một nỗ lực không nhỏ, nó đòi hỏi phải xác định chính xác vị trí tổn thương gây chảy máu và mức độ chảy máu, do vậy khi có các dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa về tiêu hóa để khám và điều trị.

Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan