NGÁY VÀ NGƯNG THỞ KHI NGỦ

Rối loạn hô hấp có liên quan đến giấc ngủ (SRBD) là tổng hợp các bệnh lý từ chứng ngáy đơn thuần đến hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở nặng gây giảm lưu lượng thở và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh về cả mặt xã hội và sức khỏe như: Gia tăng nguy cơ đột quỵ; tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và các bệnh tim mạch như loạn nhịp và thiếu máu cơ tim.

Ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ/giảm thông khí khi ngủ (OSAHS) có thể xem là một trong các  mức độ nặng của rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ  mà nhẹ nhất là ngáy đơn thuần.

Dựa trên mức độ tắc nghẽn và các triệu chứng đi kèm người ta chia ra các loại như sau:

  • Ngáy đơn thuần: thanh âm gián đoạn tần số thấp được tạo ra do tắc nghẽn từng phần và rung động của đường thở trên mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Hội chứng đề kháng đường thở trên: tình trạng tăng dần các gián đoạn giác ngủ cùng với ngủ ngày quá mức mà không có dấu hiệu của khó thở dạng tắc nghẽn hoặc giảm oxy máu.
  • Hội chứng giảm thông khí khi ngủ do tắc nghẽn được xếp là loại tồn tại đồng thời của ngủ ngày quá mức và sự xẹp đường dẫn khí trên ngắt quãng lặp lại trong khi ngủ với tình trạng nồng độ oxy máu giảm.

Các yếu tố làm gia tăng các rối loạn có liên quan đến SRBD và ASAHS:

  • Giới tính: nam thường có xu hướng mắc cao hơn nữ, nữ sau mãn kinh thường cao hơn trước mãn kinh.
  • Béo phì là yếu tố nguy cơ cao nhất.
  • Tắc nghẽn đường dẫn khí trên theo giải phẫu: làm hẹp đường dẫn khí gia tăng trở kháng đường thở trên và góp phần hoặ trở thành nguyên nhân duy nhất của SRBD.

Hậu quả của bệnh giấc ngủ liên quan đến đường thở: Ngáy đơn thuần không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng OSAHS thì dẫn đến hậu quả về tim mạch và thần kinh:

  • Ảnh hưởng về chức năng nhận thức thần kinh: suy giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động và tương tác.
  • Hậu quả tim mạch: OSAHS đi kèm thúc đẩy tăng huyết áp đồng thời cũng liên quan đến bệnh mạch máu thần kinh.
  • Hội chứng chuyển hóa: OSAHS đi cùng với giảm khả năng chuyển hóa đáng kể gây ra do áp lực máu cao, kiểm soát đường và mỡ kém, béo bụng hoặc đái tháo đường type 2.
  • Làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

Điều trị bảo tồn bằng các nhóm biện pháp hướng đến:

  • Thay đổi hành vi: ngủ nghiêng một bên so với thông thường.
  • Giảm cân bằng hoạt động thể thao và chế độ ăn thậm chí dùng phẫu thuật.
  • Thay đổi lối sống: không sử dụng rượu , thuốc lá; không nên lạm dụng các thuốc an thần gây ngủ, các thuốc giảm đau trước khi ngủ.

Trẻ em cũng có thể gặp tình trạng bệnh này với những trẻ dưới 5 tuổi với một số triệu chứng như: Thở miệng; Đổ mồ hôi, ngồi không yên, thường xuyên thức, có các giai đoạn ngừng thở thấy rõ; đái dầm; bất thường hành vi và thiếu tập trung, chậm phát triển, ngồi không yên và hiếu động.

Việc điều trị có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo nguyên nhân, mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh. Khi có ngi ngờ hãy đến cơ sở y tế chuyên tai – mũi – họng để được khám và điều trị.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan