BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA VIÊM KHÍ QUẢN MẠN TÍNH - Phần 2
Cháo phục linh, ý dĩ:
Cách dùng: Hạt ý dĩ 60g, bột phục linh 15g, cho nước vừa đủ, nấu thành cháo.
Tác dụng:
+ Chủ trị Viêm khí quản mạn tính;
+ Chữa chứng tì hư, thấp thịnh sinh đờm đặc rất công hiệu.
+ Người cao tuổi tì hư thấp thịnh dùng lâu dài sẽ có hiệu quả.
Cháo tô tử, gạo tẻ:
Cách dùng:
+ Tử tô 15g; giã nát, cho vào 100g gạo tẻ, nước vừa đủ, nấu thành cháo.
+ Cháo chín cho vào ít đường. Mỗi ngày ăn 2 lần.
Tác dụng:
+ Hạ khí, tiêu đờm, giảm ho, nhuận phổi.
+ Chủ trị Viêm khí quản mạn tính.
+ Chữa tức ngực, thở dốc cũng có hiệu quả (điều trị lâu dài sẽ có kết quả tốt).
Người cao tuổi, mắc chứng đi tiêu lỏng không dùng bài thuốc này.
Cháo Hoàng kỳ, gạo tẻ:
Cách dùng: Hoàng kỳ 20g; gạo tẻ 60g; nấu thành cháo, cho vào cháo 1 ít đường, ăn nóng.
Tác dụng:
+ Bổ dưỡng ngũ tạng, thanh hư, bổ phổi, thận tim.
+ Chủ trị Viêm khí quản mạn tính do phù, thận, khí hư. (khi ho mặt tái, tiếng nhỏ hơi ngắn, lưỡi mỏng, nhạt miệng, mạch nhược).
Người bị cảm sốt không dùng bài thuốc này.
Hạnh nhân, hồ đào:
Cách dùng:
+ Quả ngân hạnh và hạnh nhân mỗi thứ 100g, hồ đào và lạc nhân mỗi thứ 20g, giã nhỏ trộn đều.
+ Hàng ngày, mỗi bữa sáng chiều lấy 20g cho vào 1 bát nước.
+ Đun nước sôi, cho vào 1 quả trứng gà, một ít đường phèn cho vào thuốc, quấy đều đến trứng chín là được.
+ Điều trị liên tục 6 tháng có thể khỏi được.
Tác dụng:
+ Bổ thận, nhuận phổi, khí hư bình ổn, người cao tuổi viêm khí quản mạn tính, sưng phổi dùng bài này rất hiệu nghiệm.
+ Chủ trị viêm khí quản mạn tính do phế, thận, khí hư.
Táo tầu, đường đỏ nấu với bí ngô:
Cách dùng:
+ Mỗi lần dùng 500g bí ngô (bỏ vỏ), 15 – 20 quả táo (bỏ hạt), một ít đường đỏ.
+ Nấu nhừ thành cháo, ăn nóng.
Tác dụng: Bổ phổi, tiêu đờm, khỏi ho chủ trị viêm khí quản người cao tuổi.
Mật ong hấp củ cải:
Cách dùng:
+ Mỗi lần dùng 300g củ cải, 60g mật ong. Củ cải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, khoét rỗng giữa cho mật ong vào trong. Hấp cách thủy ăn nóng.
Tác dụng: Nhuận phổi, giảm ho, tiêu đờm, chủ trị viêm khí quản mạn tính, ho.
Cúc vạn thọ sắc với nước đường:
Cách dùng: Mỗi lần dùng 15g hoa cúc vạn thọ, cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã, cho vào 1 ít đường đỏ, quấy đều, uống nóng.
Tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu đờm, khỏi. Củ trị Viêm khí quản mạn tính.
Hạt dẻ, bí đao:
Cách dùng:
+ Mỗi lần dùng 20 – 40g vỏ hạt dẻ, 30 – 6-g bí đao.
+ Sắc lấy nước pha chút đường uống, uống thường xuyên.
+ Mỗi ngày 1 thang, điều trị liên tục 4 đến 6 thang sẽ có kết quả.
Tác dụng:
+ Giải cơn sốt, giảm nóng, tiêu đờm, tiêu viêm.
+ Chủ trị người cao tuổi bị sốt viêm khí quản mạn tính.
Hạnh nhân hấp lê:
Cách dùng:
+ Mỗi lần dùng 10g hạnh nhân, 1 quả lê, 30 đến 50g đường.
+ Hấp cách thủy trong 1 tiếng. Ăn quả lê, uống nước.
Tác dụng:
+ Thanh nhiệt, ra mồ hôi, tiêu đờm, khỏi ho.
+ Chủ trị viêm khí quản mạn tính, ho khan.
Hoài sơn, nước mía:
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 60g hoài sơn, tán nhỏ, cho vào ½ bát nước mía. Hấp cách thủy ăn nóng.
Tác dụng:
+ Bổ tì, nhuận phổi, tiêu viêm, khỏi ho.
+ Chủ trì Viêm khí quản mạn tính ho lâu ngày.
Đường phèn hấp quả hồng:
Cách dùng: Mỗi lần dùng 3 quả hồng, rửa sạch cho vào ít đường phèn, hấp cách thủy.
Tác dụng:
+ Nhuận phổi, tiêu viêm, khỏi ho.
+ Chủ trị viêm khí quản mạn tính, ho khan.
Táo tàu, cam thảo:
Cách dùng:
+ Mỗi lần dùng 6 – 8 quả táo, 6g cam thảo tươi.
+ Cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã, uống nước.
Tác dụng:
+ Giải độc nhuận phổi, tiêu đờm, khỏi ho.
+ Chủ trị viêm khí quản mạn tính, ho.
Đường phèn nấu với hạnh nhân:
Cách dùng:
+ Mỗi lần dùng 15g hạnh nhân nam, 3g hạnh nhân bắc, luộc chín, bỏ vỏ.
+ Lấy 50g gạo tẻ trộn với hạnh nhân, nấu thành cháo, cho vào cháo 1 ít đường phèn.
Tác dụng:
+ Nhuận phổi, tiêu đờm, hạ khí, khỏi ho.
+ Chủ trị viêm khí quản mạn tính, ho khan.
Lạc nhân nấu với đường phèn:
Cách dùng:
+ Mỗi lần dùng 100 – 150g lạc nhân, cho vào 1 ít đường phèn và nước vừa đủ.
+ Đun sôi kỹ cho lạc vào chín nhừ uống nước.
Tác dụng:
+ Khỏi ho khan, tiêu đờm, nước dãi.
+ Chủ trị viêm khí quản mạn tính, ho khan ít đờm.
Canh rau cải trắng khô với táo tàu, đậu phụ:
Cách dùng:
+ Mỗi lần dùng 100g rau cải khô, 50g đậu phụ, 10 quả táo.
+ Ninh nhừ, cho vào 1 ít dầu ăn, một ít muối ăn. Ăn vào 2 bữa cơm trong ngày.
Tác dụng:
+ Mát phổi, tiêu viêm khỏi ho.
+ Chủ trị viêm khí quản mạn tính ở người cao tuổi.
Gừng tươi sấy với quả hồng khô:
Cách dùng:
+ Mỗi lần dùng 3 – 6g gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, lấy 1 quả hồng khô, bổ dọc quả hồng thành mảnh, kẹp lát gừng vào giữa.
+ Sấy trên ngọn lửa nhỏ 1lúc. Bỏ gừng ăn hồng hoặc ăn cả hai.
Tác dụng: Bổ phổi, tiêu đờm, khỏi ho. Chủ trị viêm khí quản mạn tính.
Nhân quả thông tẩm đường:
Cách dùng:
+ Đường trắng 500g, cho 1 ít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi khô, đường kéo thành sợi, không dính thì ngừng đun.
+ Cho 250g hạnh nhân, quả thông vào đun tiếp, quấy đều, đổ ra đĩa to, để nguội, cắt thành miếng.
Tác dụng: Nhuận phổi, bổ tì, giảm ho. Chủ trị người già viêm khí quản mạn tính: thở hụt hơi, mệt mỏi hay toát mồ hôi, da tái xám, ăn kém, nhạt miệng, mạch vi nhược.
Kẹo hạnh nhân:
Cách dùng:
+ Hạnh nhân, đường phèn tán nhỏ, trộn đều, chế thành kẹo hạnh nhân.
+ Mỗi buổi sáng chiều ăn 9g kẹo, mỗi đợt điều trị 10 ngày.
Tác dụng: tiêu viêm, giải độc, khỏi ho. Chủ trị viêm khí quản mạn tính.