QUẢ CAU - BÀI THUỐC QUÝ GIÁNG KHÍ, TRỊ GIUN

Quả cau được gọi là tân lang. Trong bản thảo cương mục. Lý Thời Trần đời Minh đã ghi: Cau có tác dụng chữa lỏng lỵ, tiêu viêm sưng, sinh cơ, giảm đau, trừ đờm, đỡ ho hen, tiêu nước, trị giun sán, đầy bụng, vỏ cau trị ghẻ lở. Qua nghiên cứu, y học hiện đại chứng minh cau chứa nhiều loại kiềm sinh vật, thành phần trị giun sán có hiệu quả là chất kiềm tân lang. chất này làm cho giun sán bị tê liệt và đào thải ra ngoài, có tác dụng nhất với sán lợn. Cau cũng trị cả sán nhỏ, sán đốt dài, sán lá, giun đũa, giun kim, virus cảm cúm và một số vi khuẩn ngoài da. Theo kinh nghiệm lâm sàng của Đông Y, trị giun sán cần cau sống, chữa đầy bụng cần sao chín.

Cau được xử lý bằng nước phèn, đường trắng, thái lát nhỏ ít dầu quế được coi là kẹo thơm miệng của người Trung Quốc. Do cau có tính ấm, giáng khi nên những người bị khí hư và phân nát, tiêu chảy không nên dùng.

Một số bài thuốc đơn giản từ cau:

  • Đầy chướng bụng, khó chịu trong lồng ngực: Cau 12g; chỉ xác 9g; tô cách 9g; mộc hương 3g, sắc uống.
  • Nôn ợ, hơi thở nóng: Cau 12g; đất sét đỏ 30g (đun trước), hoàn phúc hoa 15g (bọc trong vải), tô tử, đinh hương, bán hạ mỗi thứ 6g, sắc uống.
  • Phù chân: Cau 15g; tía tô, trần bì; mộc qua; phòng kỷ mỗi thứ 9g, sắc uống.
  • Giun đũa, sán dây: Cau 30g, hạt bí ngô 30g, sắc uống.
  • Tiêu đờm giảm hen: Cau 15g, đinh lịch tử 9g; bạch truật, tô tử, hạnh nhân, bán hạ, trần bì, mỗi loại 6g, sắc uống.

    Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan