MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ CỎ CÂY ĐIỀU TRỊ GIUN SÁN

Giun sán là loại ký sinh trùng đường ruột khá phổ biến cần tăng cường vệ sinh, phòng bệnh về ăn uống để tránh lan truyền bệnh.

  • Điều trị giun đũa:

Sử quân tử - quả cây hoa Jun từ 10 đến 15 hạt. ngắt bỏ 2 đầu và bóc màng the, sau đó đem sao vàng cho khỏi bị nấc.

 Trẻ em từ 2 tuổi trở lên cho 2 hạt lúc sáng sớm khi đói. Mỗi tuổi thêm 2 hạt. Nếu ăn mà không thấy nấc thì cho ăn 3 ngày. Ngày thứ 3 sau khi ăn sử quân tử 3h, người lớn nên uống một liều thuốc xổ muối.

-   Điều trị giun kim:

- Hạt cau già 8g;

- Hạt bìm bìm 20g nửa để sống, nửa sao vàng;

Các vị phơi khô, tán nhỏ, trộn đều. Trẻ 1 tuổi uống 1 thìa cà phê, 2 tuổi uống 2 thìa, 3 tuổi uống 3 thìa, 4 đến 5 tuổi uống 4 thìa, người lớn uống 2 thìa canh, uống lúc đói vào buổi sáng trong 3 ngày liền.

  • Điều trị sán:

Bài 1:

Dùng hạt bí đỏ khoảng 200g, rang hạt bí bóc vỏ lấy nhân ăn vào lúc sáng sớm khi bụng đói, ăn hết 200g một lần. ba giờ sau đó thì uống một liều 30ml thuốc xổ dầu.

Bài 2: Rễ lựu bạch 40g; hạt cau già 40g.  Đổ hai bát nước sắc còn một bát, người lớn uống hết 1 lần vào sáng sớm, lúc đói, sau 3h uống 30ml thuốc xổ dầu – bài này thuốc độc không dùng cho trẻ em.

Bài 3: Trầu lương 4 lá, tỏi 3 nhánh lớn; dừa già 1 quả. Dừa nạo vắt lấy nước cốt, trầu lương xắt nhuyễn, tỏi giã nhỏ. Dừa thắng cho sền sệt, đổ các vị vào nấu chín để nguội ăn cả cái và nước vào buổi sáng, lúc đói.

Chú ý: Nên uống thuốc xổ từ chiều hôm trước hôm sau mới uống thuốc và không cần dùng thêm thuốc xổ nữa. Khi đi ngoài, cần đi trong chậu nước ấm cho sán dễ ra cả con.

Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan