SUY NHƯỢC CƠ THỂ_PHẦN 1_DO KHÍ HƯ

I. TỔNG QUAN:

Suy nhược cơ thể, y học cổ truyền gọi là chứng hư lao, là hội chứng thường gặp ở người có sức khỏe bị suy yếu do bẩm sinh (tiên thiên bất túc) do dinh dưỡng kém, do mắc bệnh mạn tĩnh hoặc sau khi điều trị bệnh cấp tính nặng.

II. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh

Nguyên nhân:

- Do bẩm sinh (tiên thiên bất túc): thời kỳ thai nghén mẹ không được ăn uống đầy đủ, mắc bệnh cấp tính, ngộ độc khi dùng thuốc dẫn đến ảnh hưởng đến thai nhi; sau khi sinh trẻ lại không được nuôi dưỡng tốt làm ảnh hưởng đến tinh, khí, huyết của tạng phủ nhất là tạng thận gây các chứng bệnh như chậm phát dục (trí tuệ chậm phát triển, chậm biết đi, chậm mọc răng…)

Do ăn uống thiếu thốn hoặc ăn nhiều chất bổ béo, cay ngọt…làm ảnh hưởng đến công năng của tỳ vị. Tỳ vị không vận hóa được thủy cốc gây khí huyết tân dịch giảm sút đưa đến sự rối loạn công năng của các tạng phủ khác.

- Do sức lao động quá sức, phòng dục quá độ làm tinh khí thần bị giảm sút gây hoạt động của các tạng tâm tỳ, thận, phế…bị suy kém đi.

- Sau khi mắc các bệnh cấp tính trầm trọng hoặc mắc các bệnh mạn tính, khí huyết tân dịch âm dương đều bị ảnh hưởng làm rối loạn hoạt động các tạng phủ dẫn tới bệnh. Như vậy có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng suy nhược cơ thể, thể hiện ở sự giảm sút về tinh khí, huyết, tân dịch làm mất đi sự điều hòa của công năng của tạng phủ.

Phân loại trên lâm sàng:

Khí hư: chủ yếu ở hai tạng phế và tỳ

Khí phế hư: thường gặp ở người suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang.

  • Triệu chứng: ho không có sức, thở ngắn, thở gấp, tiếng nói nhỏ, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệnh, chất lưỡi nhát, mạch hư nhược. Có lúc sợ lạnh, gai rét, dễ bị cảm mạo.
  • Phương pháp chữa: bổ phế khí. Nếu bị cảm mạo thì phải ôn khí cố biểu.
  • Bài thuốc 1:

 

 

Bố chính sâm

12g

Tua sen

12g

Kỷ tử

8g

Hương phụ

10g

Lá vông

10g

Liên nhục

20g

Táo nhân

12g

Sa sâm

12g

 

  • Bài thuốc 2: BỔ PHẾ THANG

 

 

Đảng sâm

10g

Ngũ vị tư

10g

Hoàng kỳ

10g

Tử uyển

12g

Thục địa

12g

Tang bạch bì

12g

 

  • Bài thuốc 3: BẢO NGUYÊN THANG GIA GIẢM

 

 

Đảng sâm

16g

Cam thảo

6g

Hoàng kỳ

12g

Nhục quế

6g

Nếu ra mồ hôi nhiều,thêm Mẫu lệ, tiểu mạch: nếu ho thêm Tử uyển, Tang bạch bì.

  • Bài thuốc 4: Nếu người bệnh ra mồ hôi nhiều có thể dùng bài Bảo nguyên thang hay bổ phế thang uống với bài Mẫu lệ tán

 

 

Mẫu lệ

16g

Rễ ma hoàng

8g

Hoàng kỳ

12g

Phù tiểu mạch

8g

Cứu thêm các huyệt Phế du; Cao hoang, Túc tam lý, Chiên trung. Thời gian từ 15 đến 30 phút một ngày.

Tỳ khí hư: hay gặp ở những người mỏi mệt sau lao động nặng, người rối loạn tiêu hóa; tiêu chảy mạn do viêm đại tràng mạn, đau dạ dày: sau khi ốm nặng…

  • Triệu chứng: chán ăn, ăn kém, chậm tiêu hay đầy bụng, tiêu lỏng, người mỏi mệt, sút cân, cơ nhéo, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch hư (nhu hoãn).
  • Phương pháp: kiện tỳ ích khí
  • Bài thuốc:

 

 

Bố chính sâm

180g

Hoài sơn

80g

Bạch truật nam

40g

Hạt sen

80g

Bình lang

8g

 

 

Tán bột mịn, uống một ngày 20g với nước đường.

  • Bài thuốc 2: TỨ QUÂN TỬ THANG

 

Bạch truật

12g

Phục linh

8g

Đẳng sâm

16g

Cam thảo

4g

  • Bài thuốc 3: SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN

 

Đẳng sâm

16g

Ý dĩ

12g

Bạch truật

12g

Trần bì

6g

Phục linh

8g

Cát cánh

8g

Cam thảo

4g

Liên nhục

12g

Hoài sơn

12g

Sa nhân

6g

Biển đậu

12g

 

 

Tán bột mỗi ngày uống 20g.

  • Bài 4: BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG

 

Đảng sâm

16g

Cam thảo

6g

Bạch truật

12g

Trần bì

6g

Hoàng kỳ

12g

Sài hồ

12g

Đương quy

12g

Thăng ma

12g

Tán bột, mỗi ngày uống 20g, hoặc dùng thuốc sắc ngày 1 thang.

  • Bài 5: HƯƠNG SA LỤC QUÂN TỬ THANG

 

Bạch truật

12g

Phục linh

8g

Đẳng sâm

16g

Cam thảo

4g

Trần bì

6g

Mộc hương

6g

Bán hạ chế

8g

Sa nhân

6g

Tán bột uống mỗi ngày 20g, hoặc uống thuốc sắc một thang. Chủ yếu cứu các huyệt: Túc tam lý, Thái bạch, Tỳ du, Quan nguyên, Tam âm giao.

Tỳ phế đều hư: hay gặp ở những người có bệnh mạn tính ở phổi và ở đường tiêu hóa.

  • Triệu chứng: ho lâu ngày, đờm nhiều loãng, trướng bụng, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt bệu, mạch hư tế.
  • Phương pháp chữa: Kiện tỳ bổ phế.
  • Bài thuốc 1: SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN (nêu trên)

 

  • Bài thuốc 2: THỰ DỰ HOÀN

 

Hoài sơn

12g

Can khương

4g

Phục linh

10g

Biển đậu

8g

Bạch truật

12g

Quế chi

4g

Cam thảo

6g

Phòng phong

8g

Đảng sâm

16g

Bạch chỉ

10g

Địa hoàng

10g

Mạch môn

10g

Bạch thược

10g

Sài hồ

10g

Đương quy

10g

Cát cánh

8g

Thần khúc

10g

Đại táo

12g

Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g.

Huyết hư: chủ yếu 2 tạng tâm và can

Tâm huyết hư: gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh…

 

  • Triệu chứng: hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực, hay quên, chóng mặt, hoa mắt, sắc vàng nhạt, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch tế nhược.

  • Phương pháp chữa: dưỡng huyết an thần.

  • Bài thuốc 1:

 

 

Quả dâu chín

16g

Liên nhục

12g

Kỷ tử

12g

Đỗ đen sao

12g

Hà thủ ô

12g

Lá vông

12g

Long nhãn

12g

 

 

Ngày uống 1 thang.

  • Bài thuốc 2: TỨ VẬT THANG GIA GIẢM

 

 

Thục địa

16g

Dạ giao đằng

12g

Đương quy

12g

Bá tử nhân

8g

Bạch thược

12g

Táo nhân

8g

Xuyên khung

12g

Phục linh

8g

  • Bài thuốc 3: QUY TỲ THANG

 

Hoàng kỳ

12g

Viễn chí

8g

Bạch truật

12g

Long nhãn

12g

Đảng sâm

16g

Táo nhân

8g

Đương quy

12g

Phục thần

8g

Mộc hương

6g

Đại táo

12g

  • Bài thuốc 4: Nếu tim đập nhanh không đều do ngoại tâm thu (mạch kết) dùng bài Cam thảo thang:

 

Cam thảo

12g

A giao

10g

Đảng sâm

16g

Gừng

4g

Ma hoàng

6g

Mạch môn

12g

Quế chi

6g

Đại táo

8g

Cứu các huyệt Cao hoang, Cách du, Tâm du, Châm bổ các huyệt: Nội Quan, Thần môn, Tam âm giao.

​​Can huyết hư: thường gặp ở người già xơ cứng động mạch, cao huyết áp, lão suy, phụ nữ sau đẻ, tiền mãn kinh, các bệnh phụ khoa.

  • Triệu chứng: chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, ù tai, phụ nữ kinh ít, bế kinh, mạch huyền tế sác.

  • Phương pháp chữa: Bổ huyết dưỡng can.

  • Bài thuốc 1:
     

Bố chính sâm

40g

Hương phụ

12g

Tam thất

12g

Kê huyết đằng

20g

Ích mẫu

40g

 

 

Tán nhỏ uống mỗi ngày 20g, có thể dùng thuốc thang liều thích hợp.

  • Bài thuốc 2: TỨ VẬT THANG

 

Thục địa

16g

Bạch thược

12g

Đương quy

12g

Xuyên khung

8g

Nếu kinh ít, bế kinh thì thêm ích mẫu 12g, Hồng hoa 8g; Hương phụ 8g.

  • Bài 3: NHÂN SÂM DƯỠNG VINH THANG

 

 

Đảng sâm (thay nhân sâm)

16g

Quế chi

6g

Hoàng kỳ

12g

Bạch truật

8g

Thục địa

12g

Phục linh

6g

Đương quy

8g

Cam thảo

6g

Bạch thược

12g

Ngũ vị tử

6g

Xuyên khung

8g

Viễn chí

8g

Trần bì

6g

Đại táo

12g

Cứu các huyệt: Can du, Cách du, Tỳ du, Tâm du, Thận du, Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao.

(hết phần I - Còn nữa)

 

 

Bài viết liên quan