CHỮA LỴ A – MÍP BẰNG BÀI THUỐC DÂN GIAN ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ

  1. Cao vỏ lựu, mật ong

  • Vỏ lựu tươi 1000g (khô 500g), thải nhỏ, sắc kỹ lấy nước, bỏ bã. Tiếp tục đun nhỏ lửa cô đặc nước sau đó cho thêm 300ml mật ong, quấy đều. Để nguội, cho cao lựu vào lọ dùng dần. Mỗi lần uống 10ml với nước sôi. Ngày uống 3 lần.

  • Tác dụng chủ trị lỵ a míp (đau bụng, mót rặn, phân nhầy máu, ngực cồn cào, khô khát, lưỡi vàng mạch nhu)

    • Người viêm dạ dày mạn tính không làm cách này.

  1. Canh đậu xanh, rau dền

  • Rau dền tươi 120g, đậu xanh 60g cho vào nước sắc lấy 500ml nước. Mỗi ngày uống 2 lần.

  • Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn, trừ lị. Chữa viêm mật cũng hiệu quả

    • Người đi tiêu chảy do thấp, hàn không dùng bài này.

  1. Chè xanh pha dấm chua

  • Chè xanh 100g cho vào nước sắc lấy 300ml, mỗi lần uống 100ml pha với 100ml dấm chua. Uống lúc còn nóng. Ngày uống 3 lần.

  • Tác dụng: Chủ trị lỵ amip do thấp nhiệt: thanh nhiệt, giải độc, bệnh lý có phân trắng thì uống với nước gừng; nếu phân có màu đỏ thì uống với cam thảo. Uống đến khi khỏi bệnh, sau khi khỏi bệnh cần uống duy trì thêm 3 lần nữa.

    • Những người mắc bệnh lỵ kéo dài, hư hàn không được dùng; Người có chứng mất ngủ không nên dùng.

  1. Nước rau dền pha đường

  • Rau dền dại tươi cả cây (500g) rửa sạch, ép lấy nước pha với đường cho dễ uống. Mỗi lần uống 200ml, ngày 3 lần.

  • Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn, tiêu viêm, cầm máu, khỏi đi lị. Chữa chứng lỵ amip do vi khuẩn.

    • Người đi tả hư hàn không được dùng.

  1. Cháo gạo tẻ, rau dền

  • Rau dền tía tươi, bỏ rễ, rửa sạch thái nhỏ cho vào 100g gạo tẻ nấu cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần vào sáng chiều. Lỵ trắng (Bạch lỵ) dùng dền trắng, lỵ đỏ (xích lỵ) dùng dền đỏ.

  • Tác dụng: Chủ trị bệnh lỵ a míp do thấp nhiệt. Người già viêm ruột mắc chứng lỵ amip cấp dùng có hiệu quả.

    • Người đi tiêu chảy do tì vị hư hàn không dùng bài này.

  1. Cháo gạo nếp, tỏi

  • Dùng 30g củ tỏi to loại vỏ tím, bóc bỏ vỏ, cho vào nước sôi đảo qua, vớt ra, lấy 100g gạo nếp nấu thành cháo. Cho tỏi vào cháo ninh nhừ. Ăn cháo vào 2 buổi sáng tối.

  • Chủ trị bệnh lỵ amip. Có tác dụng bổ ấm dạ dày, diệt khuẩn, trừ tả. Phù hợpv ới căn bệnh lỵ cấp tính, mạn tính của người già. Những người mắc bệnh lao phổi, huyết áp cao, sơ cứng động mạch cũng dùng được bài này.

  1. Hoàng kỳ, ô mai

  • Hoàng kỳ, ô mai mỗi thứ 200g cho vào 1000ml nước sắc lấy 500ml, cho vào 250g đường đỏ, quấy đều. Mỗi lần dùng 20ml, ngày 2 lần.

  • Tác dụng: Bổ khí huyết, bổ tì, diệt khuẩn, trừ tả. Chủ trị bệnh lỵ amip hư hàn.

    • Người bị ngoại cảm không được dùng.

  1. Nước nho, gừng, mật ong

  • Nho tươi, gừng tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha 1 cốc nước chè xanh đặc, cho vào nước chè 50ml nước nho, 50ml nước gừng, một ít mật ong, quấy đều đun sôi lên uống nóng.

  • Tác dụng khử thấp, thông khí, diệt khuẩn, trừ tả.

  1. Vỏ lựu, hồ tiêu, đường đỏ

  • Lá lựu (hoặc vỏ quả lựu) 15g, hồ tiêu 3 hạt, đường đỏ 50g. Dùng 1 bát nước cho vỏ lựu, hồ tiêu vào sắc lấy ½ bát nước, vớt bỏ bã, cho đường vào quấy đều.

  • Tác dụng diệt khuẩn trừ tả, chủ trị kiết lỵ, phân nhày máu mũi.

  1. Củ cải, gừng, mật ong, chè xanh

  • Dùng 150g nước củ cải, 25g nước gừng, 50 mật ong, 1 cốc nước chè xanh. Hòa với nhau, quấy đều, đun sôi. Uống hết 1 lần.

  • Tác dụng giải độc, trừ tả, chủ trị kiết lị, đau bụng, đi ngoài liên tục, phân ít lẫn máu mủ.

  1. Mướp đắng

  • Dùng một quả mướp đắng ép lấy nước để uống.

  • Tác dụng giải độc trừ lị, chủ trị bệnh lỵ trẻ em.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan