VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

1. Khái niệm:

Viêm cột sống dính khớp là bệnh phổ biến ở Việt nam, đứng hàng thứ 2 sau viêm khớp dạng thấp. Trước đây bệnh có nhiều tên gọi như viêm cùng chậu cột sống, viêm cột sống dạng thấp, viêm cột sống cốt hóa… ngày nay được gọi chính thức là viêm cột sống dính khớp.

Bệnh thường gặp ở nam giới, tuổi mắc bệnh trẻ, thướng < 30 tuổi (chiếm đến 80% các ca bệnh) và có tính chất gia đình (chiếm khoảng 10% các ca bệnh). Do bệnh tiến triển nhanh lại hay bị bỏ qua do tuổi còn trẻ nên dễ dẫn đến dính và biến dạng khớp háng hoặc cột sống gây nên tàn phế.

2. Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp hiện nay chưa rõ ràng nhưng có thể thấy không do miễn dịch và tự miễn; có thể do yếu tố cơ địa và giới tính và do một số yếu tố như nhiễm khuẩn kích thích ban đầu gây nên.

3. Triệu chứng trên lâm sàng

  • Khởi phát ở độ tuổi chủ yếu dưới 30 tuổi, thường bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu cấp tính, thường bắt đầu đau ở vùng mông, thắt lưng hay đau dây thần kinh hông to. Thường có viêm khớp ở chi dưới và đau cột sống thắt lưng. Những dấu hiệu này thường kéo dài gây đau cho người bệnh về đêm và sáng, điều trị thông thường không đõ, người gày, mệt mỏi, có thể có sốt nhẹ.
  • Ở giai đoạn toàn phát chủ yếu biểu hiện bằng viêm các khớp lớn ở gốc chi, viêm cột sống với đặc trưng chính là sưng đau và hạn chế vận động nhiều, teo cơ nhanh, thường có tính chất đối xứng, đau nhiều về đêm và sáng sớm, khớp gối có thể có nước.
    • Tại khớp chi thường là tổn thương chi dưới với những dấu hiệu như khớp háng có đau lan sang hai bên, đau nhiều vùng bẹn, mông, ngồi xổm và đi lại khó khăn.; khớp gối sưng đau, cơ teo nhanh, vận động khó khăn thâm chí không đi lại được;
    • Tại khớp cột sống thường xuất hiện muộn hơn so với khớp háng và khớp gối: tổn thương chính ở cột sống thắt lưng với đau âm ỉ, đau lan xuống vùng mông và mặt sau đùi, giảm rõ rệt về vận động, độ co giãn của thắt lưng giảm, cơ cạnh cột sống teo thấy rõ; ở vùng lưng đau âm ỉ và đau tăng khi thở mạnh, hạn chế hô hấp và giãn nở liên sườn 4; cổ cũng xuất hiện dấu hiệu như đau, khó quay cổ, lâu dần cổ sẽ dính với tư thế ngửa về phía sau.
    • Có viêm khớp vùng chậu nhưng khó thấy, chủ yếu thấy có thay đổi trên phim chụp X – Quang.
  • Toàn thân người bệnh có thấy những dấu hiệu như: Sốt và gày sút cân, teo cơ nhanh chóng; mắt có dấu hiệu viêm mống mắt, viêm thể mi để lại các di chứng dính và mất điều tiết  - đây là dấu hiệu chẩn đoán bệnh chính xác. Ngoài ra còn thấy biểu hiện khác như rối loạn dẫn truyền, hở van động mạch mà không tổn thương lá van cở tim; có teo da, xẹp phổi, chèn ép dây thần kinh.

Bệnh nếu không được điều trị có thể tăng nặng dần, dẫn đến tình trạng biến dạng toàn bộ cột sống và hai khớp háng. Sưng đau trong suốt quá trình tiến triển và chỉ hết đau khi cột sống và khớp dính hoàn toàn. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị, bệnh nhân có thể có các biến dạng nặng, chân tay co cứng cong vẹo khiến cho viêc đi lại rất khó khăn.

Trong quá trình diễn tiến bệnh nhân thường có biến chứng như tâm phế mãn tĩnh, nhiễm lao phổi, liệt hai chân.

Cũng cần phân biệt bệnh này với một số bệnh khác như lao khớp háng, chảy máu khớp trong bệnh ưa chảy máu, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút…


4. Phòng bệnh và điều trị:

Khi có dấu hiệu bạn nên đến chuyên gia để kiểm tra, thăm khám và điều trị sớm, không tự ý dùng thuốc hay biện pháp nào mà chưa lường hết hậu quả của nó.

Khi bệnh tiến triển đau nhiều bạn có thể tập một số biện pháp vật lý trị liệu như nằm ngửa thẳng trên nền cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng. tư thế này chỉ để thời gian ngắn, nếu có dính khớp bệnh nhân có thể đi lại được, trường hợp cấp tính cần cho tập vận động ở mọi tư thế, mọi thời gian phòng chống dinh khớp.

Ngoài ra dùng nhiệt chống co cơ, phương pháp bơi và tập luyện mang lại hiệu quả; xoa bóp, kéo liên tục để trị liệu.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan