VẢY RỒNG – KIM TIỀN THẢO

  • Tên khoa học: Desmodium stỷacifolium (Osb)Merr – họ Đậu (Fabaceae); còn được gọi là Kim tiền thảo; Cây mắt trâu – Mắt rồng – Đồng tiền lông.
     
  • Bộ phận dùng: Cả cây mang lá tươi hoặc đã chế biến khô của cây vảy rồng. Được ghi nhận vào Dược điển TQ.
     
  • Mô tả cây: Cây thảo, cao độ 0,3 -  0,6m, mọc bò hay đứng. Cành non, phủ nhiều lông tơ màu trắng, lá mọc cách, gồm 1 hay 3 lá chét, phiến lá hơi tròn, dài 2 – 4cm rộng 2 – 3cm cỡ đồng tiền cổ xưa. Mặt trên lá nhắn, màu lục nhạt, mặt dưới có nhiều lông trắng bạc. Hoa mọc thành chum hay chùy ở nách hay ngọn, hoa màu hồng tía. Quả dậu hơi cong, thường thắt lại từng từng ngăn, trong ngăn có chứa 1 hạt. hoa tháng 5 – 6, quả tháng 8 – 9. Cây vảy rồng mọc hoang ở vùng trung du đồi núi nước ta.
     
  • Thu hái và chế biến: Thu hái thân mang lá (có thể lẫn hoa) mùa hè, để tươi hoặc phơi khô, nên hái trước khi cây ra hoa.


     
  • Công dụng: Theo Đông y, cây vẩy rồng  vị hơi chát, hơi ngọt, tính mát. Vào các kinh Can, Đờm, Thận. Có tác dụng: thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm, hóa thạch (làm tan vụn sỏi,  làm tăng khả năng bài tiết dịch mật của các tế bào gan, làm cho nước tiểu có tính acid giúp làm tan sỏi; Ngoài ra còn có tác dụng làm giảm huyết áp do vậy Dùng để chữa các bệnh như hoàng đản; sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, vàng da, viêm bể thận, viêm túi mật, phù thũng, dị ứng, viêm da, ngứa.
     
  • Liều dùng: 10 – 30g (tươi có thể 20 – 60g) có thể uống kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Sắc uống hay nấu cao đặc làm thuốc viên.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan