TRÂU CỔ
- Tên khoa học: Ficus pumila L – họ Dâu tằm (moraceae) còn gọi là Sộp – Vẩy ốc – bị lệ.
- Bộ phận dùng: Quả đã già chế biến khô của cây trâu cổ - dây là quả giả ngoài ra còn dùng Dây cành mang lá đã chế biến khô của cây.
- Mô tả: Trâu cổ là một loại cây dây leo, lên thân cây khác, vách đã, tường đình chùa… dài, cao tới 10m. Thân dây nhỏ, đường kính 0,5 -1cm, đâm thành nhiều nhánh, lá không cuống, lá nhỏ như vẩy ốc, dài rộng 0,5 – 2,5cm. Cụm hoa có đế hoa bao kín, thành dạng quả như quả sung, dài 2 – 4cm, rộng 1,5 – 3cm, khi chín màu da cam, đỏ, bên trong quả rỗng, khí sộp xuống. Cây mọc hoang khắp nơi, miền núi và đồng bằng nước ta.
- Thu hái và chế biến:
- Quả: thu hái mùa thu khi quả lớn, già, gần chín, bổ đôi hoặc nhúng nước sôi 30 – 60 giây rồi phơi hay sấy khô.
- Dây mang lá: thu hái mùa hạ, thái đoạn phơi khô.
- Quả: thu hái mùa thu khi quả lớn, già, gần chín, bổ đôi hoặc nhúng nước sôi 30 – 60 giây rồi phơi hay sấy khô.
- Công dụng: Theo Đông y, quả sộp vị ngọt, hơi sáp, tính bình, có tác dụng tráng dương, cố tinh, cầm máu, lợi sữa. Quả được dùng chữa các chứng bệnh: nam giới di tính, dương nuy (yếu sinh lý), đau lưng, lòi dom (thoát giang) phụ nữ tắc tia sữa.
- Liều dùng: 4 – 10g sắc uống.
- Liều dùng: 4 – 10g sắc uống.
- Bảo quản nơi khô mát.
Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.