TRÚC HOÀNG

  • Tên khoa học: Concretio silicea bambusae còn gọi là Phấn nứa – Thiên trúc hoàng.
     
  • Bộ phận dùng: Trúc hoàng là chất phấn cục trong thân các cây nứa (Nehouzeaua dulloa A camus, họ Lúa (Poaceae) bị bệnh tiết ra nước dần dần ngưng đọng, lắng lại ở đốt thân cây; được ghi nhận trong Dược điển Vn và TQ.
     
  • Mô tả cây: Cây nứa là một loài cây thảo, cao tới 10m, thân thẳng rộng, không có gai, chia thành từng dốt, thường mỏng hơn các loài tre, vầu. Lá hình thoi, gân song song. Ít thấy nở hoa, kết quả. Cây nứa mọc hoang rất nhiều cở vùng Trung di nước ta.


     
  • Thu hái và chế biến: Thiên trúc hoàng thu hái quanh năm, chủ yếu vào mùa thu. Chặt những cây nứa khô có thiên trúc hoàng, bổ ra nạo lấy những cục phấn đem về phơi trong râm. Nếu cây nứa bị đốt quá lửa, phần nứa bên trong bị đen xanh thì trúc hoàng kém chất lượng. Trúc hoàng không mùi, vị nhạt, hơi mát, để vào lưỡi sẽ hút dính lưỡi.
     
  •  Loại trúc hoàng khô, thành cục to trên 0,5cm trong ngoài đều, màu trắng ngà nhạt, giòn, sáng ánh, hút nước mạnh, không nát thành bột, không bị cháy đen, không lẫn tạp chất là tốt. Trúc hoàng không hút nước thì không lấy làm thuốc. có 2 loại là Loại hạt to đường kính trên 0,5cm; loại 2 hạt nhỏ đường kính 0,1 – 0,5cm.
  •  
  • Công dụng: Theo Đông y, trúc hoàng vị ngọt, tính lạnh, vào kinh Tâm. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, định tâm, an thần. Dùng chữa các chứng bệnh: mê sảng do sốt nóng quá cao, trúng phong, cấm khẩu, tắc đờm, ho có đờm, trẻ em kinh giật.
     
    • Liều dùng: 2,5g – 5g. Tán thành bột uống, có thể phối hợp với các vị thuốc khác như ngưu hoàng, chu sa.
       
    • Lưu ý: Người không thuộc chứng thực nhiệt không được dùng.
       
  • Một số ứng dụng của vị thuốc:
    • Bài số 1: Chữa chứng phong nhiệt ở thượng tiêu, mọc mụn ở mũi ở miệng, đờm dãi tắc, co giật, hôn mê, mắt đỏ sưng đau:

Thiên trúc hoàng

4 g

Uất kim

2 g

Phục thần

4 g

Cam thảo

4 g

Bằng sa

1 g

Bạch chỉ

4 g

Bạch chỉ

4 g

Xuyên khung

4 g

Cương tàm

2 g

Chỉ xác

2 g

Chu sa

0,20 g

Xạ hương

0.1

Thuyền thoái 2g

 

 

 

Tán thành bột, uống với nước bạc hà hay nước mạch môn.

  • Bài số 2: Chữa chứng em trung phong khóc đêm: Dùng Trúc hoàng – Thuyền thoái – Uất kim – Quả dành dành – Tằm vôi – Cam thảo. Các thứ trên đều lượng như nhau tán bột, mỗi lần uống 3g (cũng có thể sắc uống).
  • Cần bảo quan nơi khô mát, nút kín, tránh ẩm ướt.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan