NGỌC TRÚC
-
Tên khoa học: Polygonatum odoratum (Mill) Druce (P. offcinade All)., họ Hành (liliaceae); còn gọi là kào kwr chúa (H’Mông) – Chàng xuất địa (Dao) – Úy nhuy – Hoàng tinh ngọc trúc – Bách giải dược.
-
Bộ phận dùng: Thân rễ (quen gọi là củ) đã chế biến khố của cây Ngọc trúc, được ghi nhận trong Dược điển TQ.
-
Mô tả: Cây thảo, thân hơi uốn cong như cần câu, phía trên thân có lá mọc so le gần như không cuống, gân lá song song đồng qui. Hoa thuôn, mọcrủ xuống, lẻ 1 hay từng đôi, ở nách những lá gần ngọn, mỗi hoa có 3 cánh trắng, dính nhau hình ống dài 1,5cm, đường kính 0,5 – 0,8cm, có 6 nhị. Quả mọng tròn, khi chín đen có 3 – 6hạt. Ngọc trúc mọc hoang vùng núi cao, mát.
-
Thu hái và chế biến: Mùa thu (tháng 10 tốt nhất) đào lấy thân rễ (củ) rửa sạch, tỉa rễ con đem phơi, đồ qua rồi lăn nhẹ, sau cùng phơi sấy nhẹ cho khô.
-
Công dụng: Theo Đông y, Ngọc trúc vị ngọt, tính hơi lạnh vào 2kinh Phế, Vị. Có tác dụng dưỡng âm, sinh tân chữa các chứng bệnh do Phế, Vị táo, nhiệt gây nên như ho, sốt nóng, đau họng, miệng khát, tân dịch khô háo.
-
Theo Tây y, ngọc trúc có tác dụng: bổ tim, giảm lipid máu, lợi niệu, nhuận tràng. Trong dân gian thường dùng cho phụ nữ sau sinh (bổ dưỡng) phóng sau khi sinh bị yếu mệt bị chứng sản hậu.
-
Liều dùng: 5 – 10g (dùng sống hay tẩm mật sao).
-
Lưu ý: Người thể âm thịnh, dương hư tỳ hư, thấp đờm, có ứ trệ không được dùng.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa chứng âm hư, cảm mạo, phong thấp, ho sốt nóng, đau họng , miệng khát: Sinh ngọc trúc 8g; Sinh thông bạch (hành ta) 4g; Cát cánh 4g; Bạc hà 4g; Cam thảo 3g. Sắc uống.
-
Bài số 2: Chữa phế vị táo nhiệt miệng khát, họng khô, tiểu đường: Ngọc trúc 8g; Mạch môn đông 6g; Bắc sa sâm 4g; Sinh cam thảo 3g; Đại táo 8g. Sắc uống.
-
Bài số 3: Lưu thông máu, chữa thiểu năng tuần hoàn não: ngọc trúc 8g; Đảng sâm 8g; Đương quy 4g; Tang ký sinh 8g; Đan sâm 4g. Sắc uống.
-
-
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp