TRÀM
- Tên khoa học: Melaleuca leucadendra L họ Sim (Myrtaceae), còn gọi là Chè cay – Chè đồng.
- Bộ phận dùng là Ngọn mang lá đã chế biến khô của cây tràm (Ramulus cum Folio Melaleucae), được ghi nhận trong dược điển VN.
- Mô tả cây: Cây tràm là một cây nhỡ có thể cao tới 10m, vỏ cây mềm dễ bóc. Lá mọc so le phiến hình mũi mác nhọn, lá non màu hơi hồng, có nhiều lông tơ, lá già cứng dễ gãy, màu xanh lục nhạt, dài 5 – 10cm, rộng 1 – 1,5cm, gần chạy song song. Hoa tự mọc thành bông ở đầu cành, dài 1 – 1,5cm, hoa nhỏ, màu trắng vàng nhạt, nở vào mùa xuân. Quả nang hình nửa cầu tròn, đường kinh độ 3mm. Cây tram mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng trên cả nước.
- Thu hái và chế biến: Thu hái lá vào đầu mùa hạ có thể cắt theo phương pháp kéo bằng hơi nước, khi được tinh dầu phải loại ngay nước bằng Natri sulfat khan. Tinh dầu tram lỏng, trong, trung tính, màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc biệt, không được đục, không lẫn nước hay tinh dầu khác.
- Công dụng: Theo Đông y, lá tram vị cay tính ấm vào 2 kinh Tỳ, Phế. Có tác dụng khu phong, giảm thống, tiêu đờm. Lá và tinh dầu tram dùng làm thuốc giảm đau, chữa ho và các bệnh đường hô hấp, cảm mạo, nhức đầu, đau nhức, tê thấp. Lá và tinh dầu có tác dụng kháng sinh.
- Liều dùng: lá tươi 10 – 20g. Lá khô 5 – 10g. TInh dầu 4 – 5 giọt nhỏ vào ít đường có thể xoa bóp (tinh dầu nguyên chất hoặc pha với cồn).
- Liều dùng: lá tươi 10 – 20g. Lá khô 5 – 10g. TInh dầu 4 – 5 giọt nhỏ vào ít đường có thể xoa bóp (tinh dầu nguyên chất hoặc pha với cồn).
- Bảo quản nơi khô ráo, đựng tinh dầu trong lọ thủy tinh nút kín, tránh ánh sáng.
Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.