TRẮC BÁ

  • Tên khoa học: Thuja ortentalis L. họ Trắc bá (Cupressaceae) được ghi nhận trong Dược điển TRung Quốc còn được gọi là Trắc bách.
     
  • Bộ phận dùng: Lá lẫn ít cành trắc bá đã được chế biến khô (Cacumen Thujae orientalis) gọi là Trắc bá diệp – Bá diệp. Nhân hạt già của cây trắc bá gọi là trắc bá tử, bá tử nhân.
     
  • Mô tả cây: Cây trắc bá là một cây nhỡ quanh năm xanh tốt, sống hàng trăm năm, thường cao từ 4 – 5m, có thể đến 10m. Thân thẳng phân nhánh sang hai bên theo mặt phẳng. Lá mọc đối, dẹt hình vẩy màu xanh sẫm. hoa nhiều, hình tròn dài 2 – 3mm. mùa hoa tháng 4. Quả tròn hơn 1cm. Mùa hoa tháng 8 – 10 hạt thình trứng, không có cạnh màu nâu sẫm. Cây trắc bá thường được trồng ở khắp nơi nhưng số lượng không nhiều.


     
  • Thu hái và chế biến:
     
    • Lá trắc bá thu hái quanh năm, tốt nhất là vào tháng 9 – 11. Hái cả cành loại bỏ cành to, đem phơi khô trong râm. Lá trắc bá mùi thơm, vị hơi cay hơi đắng chát. Loại lá khô, ít cành, nhiều lá màu lục nguyên vẹn, không vụn nát là tốt.
       
    • Nhân hạt trắc bá thu hái vào mùa đông, khi hạt già, hái quả đem phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài lấy nhân rồi lại đem phơi trong râm cho thật khô. Nhân hạt trắc bá hơi có mùi, vị ngọt. Loại nhân mẩy chắc, màu trắng ngà, nhiều dầu không bị dập nát, dầu không thấm ra ngoài, vỏ không lẫn tạp chất là tốt.
       
  • Công dụng: Theo Đông y:
     
    • Lá trắc bá vị đắng, chát tính hơi lạnh, vào 3 kinh Phế, Can, Đại trường. Có tác dụng làm mát máu, cầm máu, trừ phong thấp, gây co bóp làm tăng trương lực cơ tử cung, dùng chữa ác bệnh nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu, băng huyết. Nước lá trắc bá tươi dùng chữa viêm xoang miệng.
       
      • Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống. nếu dùng để cầm máu thì sao đen.
         
      • Lưu ý: người không phải chứng thấp nhiệt không được dùng.
         
    • Nhân hạt trắc bá vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh Tâm , Can, Thận. Có tác dụng bổ tâm, nhuận huyết mạch, an thần, cầm mồ hôi, nhuận tràng, dùng chữa các chứng bệnh hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ, hay quên, người yếu, ra mồ hôi, táo bón.
       
      • Liều dùng: 3 – 10g sắc uống. Có thể chế thành bá tử sương: Lấy nhân giã vụn, bọc bằng giấy thấm dầu, sấy qua, ép bỏ dầu, nghiền nhỏ chế thành thuốc viên uống.
      • Lưu ý: Người tiêu chảy, nhiều đờm không dùng được.
         
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Chữa nôn ra máu liên tục: Trắc bá diệp 5g; Can khương 3g; Ngải diệp 5g; Mộc thông trấp (một loại nước mộc thông) 4g; sắc uống.
       
    • Bài số 2: Chữa chảy máu cam do nhiệt: Dùng Lá trắc bá tươi 9g; Lá bac hà tươi 9g; Lá ngải cứu tươi 9g. Sinh  địa 18g. Tán bột làm hoàn hay sắc uống.
       
    • Bài số 3: Bổ dưỡng tim, an thần chữa tinh thần hoảng hốt, suy nhược thần kinh, mất ngủ hồi hộp, hay quên

Bá tử nhân

5 g

Mạch môn đông

6 g

Câu kỳ tử

6 g

Đương quy

6 g

Xương bồ

4 g

Phục thần

6 g

Huyền sâm

6 g

Thục địa

6 g

Cam thảo

4 g

 

 

Sắc uống.

  • Bài số 4: Chữa phụ nữ hành kinh bị tắc: Dùng bá tử sương làm thành thuốc viên uống.
     
  • Bài số 5: Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, rụng tóc: Bách tử nhân 500g; Đương quy 500g. Tán thành bột mịn, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 9g; ngày 2 lần.
     
  • Bài số 6: Thang dưỡng âm, chữa thiếu máu không đủ nuôi dưỡng tim, hồi hộp ngủ kém: Dùng Bá tử nhân 12g; Nhân táo chua (sao) 12g; Ngũ vị tử 6g; Viễn chí 6g; Sắc uống.
  • Bảo quản nơi khô mát, tránh làm nát vụn, làm mất dầu bá tử nhân.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan