TÌM HIỂU TÁC DỤNG VÀ VỊ THUỐC TRONG TOA CĂN BẢN CỦA YHCT

Toa thuốc căn bản còn gọi là toa căn bản được sử dụng rộng rãi trong nhân dân ở nhiều nơi, nó được trọng dụng vì có tác dụng điều trị khoa hoc, toa căn bản còn rất dân tộc và đại chúng

Toa căn bản sở dĩ có tác dụng tốt là nhờ hiệu quả điều hòa cơ thể, đièu chỉnh và tăng cường các cơ năng chủ yếu cua cơ thể làm cho cơ thể được quân bình

Sáu tác dụng và 10 vị thuốc của toa căn bản

  1. Tác dụng nhuận tiểu có 1 vị: rễ cỏ tranh – bạch mao căn: 8g

  • Tính dược: vị ngọt, tính mát, không độc, thông tiểu tiện.

  • Nếu không có rễ có tranh có thể thay bằng râu ngô, lá mã đề, cây râu mèo, rễ thơm (cây dứa ăn quả).

  1. Tác dụng nhuận gan có 1 vị: Rau má – Liên tiền thảo: 8g.

  • Tính dược: Vị đắng, tính mát, không độc, nhuận gan, máu, giải độc, trị mụn nhọt, trị kiết lỵ.

  • Nếu không có rau má có thể thay thế bằng rau đắng loại lá lớn; lá, dây và trái khổ qua, tinh tre xanh lá và dây cứt quạ loại nhỏ lá.

  1. Tác dung nhuận tràng có 1 vị: Lá và nhánh muồng trâu: 4g.

  • Tính dược: hơi đắng, tính bình, không độc, nhuận tràng, uống nhiều thì xổ nhẹ.

  • Có thể thay thế bằng vỏ cây đại 4 – 8g hoặc dây mơ tam thể.

  1. Tác dụng nhuận huyết có 1 vị: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực – hạ liên thảo): 8g.

  • Tính dược: Vị đắng, tính mát, làm mát máu, cầm máu.

  • Thuốc thay thế: rau dền tía, mồng tơi tía, củ cà rốt, lá huyết dụ, sinh địa (mỗi vị 8g).

  1. Tác dụng giải độc cơ thể có 3 vị thuốc:

Cỏ mần trầu – thanh tân thảo: 8g.

Cam thảo nam (lá, cong): 8g.

Ké đầu ngựa – thượng nhĩ tử: 8g.

  • Tính dược: Cỏ mần trầu có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt, trị các thứ ban, an thai; Cây cam thảo nam có vị ngọt, hơi đắng, thanh nhiệt, giải độc, thông đờm, trị ho, đau cổ họng; Ké đầu ngựa vị nhạt, tính bình, giải độc, trị các bệnh ngoài da, ngứa lở.

  • Thay thế 3 vị trên có lá dâu tằm, cây vòi voi, dây kim ngân, rau sam, rau ngót (mỗi vị 8g).

  1. Tác dụng kích thích tiêu thực có 3 vị thuốc

Gừng sống – sinh khương: 2g

Củ sả - mao hương: 4g

Vỏ quýt – trần bì: 4g.

  • Tính dược: Gừng sống có vị cay, tính ấm, làm ấm tỳ vị, thông khí tiêu thực. Dùng giải cảm, trị nôn mửa, trừ khí hư tanh. Nướng chín làm ấm trung tiêu; Củ sả có vị cay, tính ấm, không độc, kích thích tiêu thực, thông đàm hạ khí; Vỏ quýt có vị đắng, cay, tính ấm, không độc làm sạch tỳ vị, thông khí ở phổi, hóa đờm.

  • Vị thay thế: Có thể thay thế gừng bằng củ riềng 4g; thay củ sả bằng củ bồ bồ 4g; vỏ quýt có thể thay bằng một trong các vị: vỏ chanh, lá chanh, vỏ bưởi, lá bưởi, vỏ phật thủ, vỏ thanh yên.

CÁCH GIA GIẢM CHO TOA CĂN BẢN

Tuy có tác dụng như trên nhưng do trạng thái cơ năng của mối người là khác nhau nên khi dùng cần gia giảm cho phù hợp với từng bệnh và từng người thì mới đạt được kết quả.

  1. Gia giảm theo tính chất cơ năng của phủ tạng:

  • Cần cho tiểu nhiều, thông tiểu thì tăng gấp đôi rẽ cỏ tranh. Nếu tiểu thông có thể bỏ vị rế tranh hoặc chỉ dùng một lượng nhỏ sao vàng (2 – 4g).

  • Cần nhuận gan (gan yếu, viêm gan, kiế lỵ, hoặc dùng nhiều thuốc nóng có chất độc làm tổn thương gan mật) nên thêm rau má tươi gấp 2 đến 3 lần. nếu gan ổn thì chỉ dùng 2 đến 4g thôi.

  • Cần nhuận tràng chữa táo bón, nên thêm lá muồng trâu gấp 2 đến 3 lần.

  • Nếu có đại tiện lỏng, không dùng là muồng trâu nữa hoặc sao vàng 2 đến 4g để chuyển từ nhuận tràng thành nhuận gan.

  • Muốn tăng nhuận huyết (trong thiếu máu) thêm cỏ nhọ nồi gấp 2 đến 3 lần. Cỏ nhọ nồi, sống thì mát máu, trị sưng, lứa lở; sao vàng thì bổ máu và sao cháy thì cầm máu.

  • Muốn giải độc cơ thể trong trường hợp có nhiễm trùng nhiễm độc mà không bài tiết ra được sinh ghẻ lở, chốc u nhọt nên thêm cỏ mần trầu, cam thảo nam, ké đầu ngựa gấp đôi lượng dùng.

  • Nếu phổi có khó thở, có đờm, ho hoặc bụng đầy hơi, chướng, sôi bụng nên thêm vỏ quýt.

  1. Gia giảm theo hàn nhiệt (lạnh, nóng). Trong cơ thể con người cần cân bằng hàn nhiệt.

  • Người nhiệt, phải tăng vị mát, giảm hoặc bỏ vị nóng.

  • Với người hàn, phải tăng vị nóng, giảm vị mát, hoặc để bớt tinh mát có thể sao vàng để người hàn dùng được.

Tóm lại, phần điều hòa cơ thể của toa căn bản gồm nhiều loại thuốc, cần gia giảm biến chế cho đúng với trạng thái cơ năng, trạng thái hàn nhiệt của người bệnh và 10 vị thuốc ấy có thể thay thế bằng vị có tính dược tương tự ở địa phương để đảm bảo tác dụng điều hòa cơ thể. Cần sử dụng 10 vị thuốc ấy một cách linh hoạt để củng cố, tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

 

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan