THẠCH HỘC

  • Tên khoa học: Dendrobium nobile Lindl, họ Lan (Orchidaceae) còn gọi là Hoàng thảo – Dendrobium (Anh).

  • Bộ phận dùng: thân cây thạch hộc phơi hay sấy khô. Đã được ghi vào Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây thạch hộc là một cây nhỏ, sống lâu năm, thường ký sinh ở các cành, thân cây mục. Thân mọc thành từng cụm, thẳng, chia thành từng đốt, màu vàng lục, thân không mang hành giả, hơi dẹt, lá mọc so le hai bên thân, không có cuống, hình bầu dục dài, đầu tày hoặc hơi lõm, dài 6 – 10cm, rộng 1,5 – 2,5cm. Hoa to, đường kính 3 – 4cm, cánh hoa màu hơi đỏ, phớt tím dệp. Mùa hoa tháng 5 – 6. Quả nang hơi hình thoi, có nhiều hạt.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào tháng 6 – 10, cắt lấy thân cây, bỏ gốc rễ lá, rửa sạch đất cát, đem đồ qua hơi nước, rồi phơi hoặc sấy khô. Thạch hộc không mùi, vị hơi đắng, hơi ngọt, nhai có chất dính nhày. Chúng ta vẫn dùng 2 loại cây:

    • Kim thoa hoàng thảo (Dendrobuim sp, chưa xác định) hình sợi tròn nhỏ, đường kính độ 3mm. Loại Kim thoa hoàng thảo màu vàng kim loại, khôm thân nhỏ, mềm, nhai có nhiều chất dính nhớt là tốt.

      • Kim thoa hoàng thảo nhai không thấy hơi đắng, ngọt không có chất dính nhớt, không dùng làm thuốc.

    • Cây Thạch hộc Việt nam (Desmotrichumgrandiflorum Blume) cùng họ Lan (Orchidaceae). Đã được ghi vào Dược điển VN. Thân cây mang nhiều hành giả, hình bầu dục mũi mác dẹt đầu cụt, dài 2 – 5cm, rộng 1,5 – 2cm có nhiều nếp nhăn dọc. (Hành giả là những chỗ phồng, nối liền thân cây với lá - đã rụng_. Ngoài ra còn nhiều loài Dendrobium cũng được dùng thay thế thạch hộc như: Dendrobium offcinate K. Kimura et Migo: gọi là Thiết bì thạch hộc. Hoặc Kim thạch hộc – Dendrobium longicornu Lindl; Thạch hộc cựa dài; Hoang thảo thạch hộc – Dedrobium loddigesii Rolfe hoặc Thạch hộc hoa hồng – Dedrobium crepidatum Lìnl ex Paxt.

  • Công dụng: Theo Đông y, thạch hộc vị hơi ngọt, hơi mặn, tính lạnh, vào 3 kinh Phế, Vị, Thận. Có tác dụng bổ âm, trừ nóng (thanh nhiệt) chữa khát, ích vị, tăng bài tiết tân dịch, chống nôn.

    • Dùng chữa các bệnh sốt nóng, làm hao tổn tân dịch, miệng khát, người mệt mỏi, bứt rứt khó chịu, không muốn ăn, mắt nhìn kém, khớp xương sưng đau.

    • Liều dùng: 6 – 12g, sắc uống. nếu tươi thì dùng 15 – 30g. Lưu ý người chứng hư mà không nóng không được dùng.

  • Một số ứng dụng của dược liệu:

    • Bài số 1: Chữa thấp nhiệt, ra nhiều mồ hôi, sốt nóng, làm tổn hao tân dịch, rêu lưỡi đen:

Liên kiều

4g

Tiên thạch hộc (tươi)

8g

Tiên sinh địa (tươi)

8g

Thiên hoa phấn

4g

Mạch môn đông

8g

Tang diệp

12g

Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa chứng nôn mửa, loét miệng, sưng viêm chân răng, sốt sau khi lên sởi:

Thạch hộc

9g

Đậu ván trắng

9g

Chỉ xác

6g

Mẫu đơn bì

9g

Cam thảo

3g

Phục linh

9g

Quất bì

6g

Hương nhu

6g

Xích thược

9g

 

 

Sắc uống.

  • Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng gió, đề phòng ẩm ướt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan