CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 14

TÁO TÂY

Táo tây còn gọi là bình ba, siêu phàm tử, thiện nhiên tử là quả của cây táo tây với tên khoa học là Malus domestica thuộc họ Hoa hồng. Chủng loại tương đối đa dạng, tính nát, vị ngọt chua. Thành phần chủ yếu gồm các loại đường, các loại acid hữu cơ, canxi, kẽm, vitamin A, C… có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm như nước ép táo, mứt táo hoạc phơi khô vì nó có chất tannic nên có tác dụng thông tiện, ăn nhiều có thể cầm tiêu chảy, thường ăn dễ dẫn đến bí đại tiện. Ăn táo cũng tốt cho người huyết áp cao, bệnh nhân thận ăn táo có ích. Trẻ em ăn táo có thể giúp tăng trí nhớ.

Tác dụng: bổ tâm ích khí, chữa khát sinh tân dịch, hòa tì vị khai vị, an thần, giải nhiệt, giải rượu… Chủ yếu dùng chữa, đau bụng đi lỏng do lạnh bụng dạng nhẹ hay phân khô, hen, viêm dạ dày, cao huyết áp…

Cách dùng: Ăn sống, xay, ép lấy nước hoặc đun thành mứt ăn và đắp ngoài da.

Kiêng kị: Người táo bón không nên ăn nhiều, không ăn cùng với đồ biển.

Chữa trị một số bệnh:

Phân khô rắn: Sáng chiều mỗi ngày ăn từ 1 – 2 quả, khi đói.

Thở khó do phế quản: 1 quả táo to, 1 quả ba đậu (Croton tiglium). Táo khoét một lỗ, ba đậu bóc vỏ đặt vào trong quả táo, chưng nó nửa giờ, để nguội rồi rút ba đậu ra, ăn táo, uống nước, mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 1 quả.

Viêm dạ dày mạn tính, tiêu hóa không tốt: Mỗi ngày ăn 1 quả sau bữa ăn.

Cao huyết áp: Táo rửa sạch, ép lấy nước. mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 100g, 10 ngày là một liệu trình. Hoặc táo tây, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 250g, dùng liên tục.

Giải nhiệt, chữa khát: Nước ép táo 50g, rót thêm nước đun sôi để nguội, để mát rồi uống.

Đi lỏng mạn tính, viêm kết tràng: Táo khô nghiền thành bột, mỗi lần 15g, uống lúc đói. Mỗi ngày 2 – 3 lần.

THẠCH LỰU CHUA

Thạch lựu chua còn gọi là thạch lựu giấm, dược thạch lựu… Là quả của cây Lựu, tên khoa học là Punica granatum. Thuộc họ Lựu (Punicaceae). Tính ôn, vị chua. Thành phần chủ yếu trong quả chứa là chất tannin, kali, vitamin A, C, PP… thu hoạch cuối thu, vỏ cũng là vị thuốc.

Tác dụng: Chữa tiêu chảy, lị lâu ngày, bưng lậu, khí hư.

Cách dùng: Dùng bên trong giá nước hoặc đốt tồn tính, tán bột. Kiêng kị với người nhiều đờm phổi yếu cẩn thận khi dùng. Không nên ăn cùng cá biển.

Chữa trị một số bệnh:

Kiết lị lâu ngày: Thạch lựu 1 quả, xẻ làm nhiều miếng, đem đốt cháy để bay hết hơi, lấy phần không cháy. Cho vào bát đậy nắp 1 lúc rồi giã nhuyễn. Mỗi ngày dùng 1 miếng thạch lựu chua thêm 250g nước đun sôi rồi thêm 9g thạch lựu giã nát trên hòa vào uống; Hoặc Vỏ thạch lựu, sơn tra mỗi loại 30g. Sắc lấy nước uống.

Đi tiểu rắt (són): Hai quả thạch lựu (đốt cháy, nghiền nhỏ). Lấy 1kg nước cho vào 90g bách bạch bì nấu còn 700ml, bỏ bã, mỗi ngày uống 50ml thêm vào 6g tro thạch lựu, uống trước bữa ăn.

Tiêu hóa không tốt: Thạch lựu chua 1 quả, nhai kỹ cả hạt rồi nuốt.

Chữa giún sán: Vỏ thạch lựu, cau, mỗi loại bằng nhau. Nghiền vụn, mỗi ngày uống 6g (trẻ em uống ít hơn) mỗi ngày 2 lần, uống 2 ngày. Hoặc chỉ dùng vỏ lựu 50g. Sắc lấy nước chia làm 2 lần uống.

Viêm tai giữa: Vỏ lựu lượng vừa đủ, sao vàng tán nhỏ, sau khi rửa tai rắc vào trong tai, mỗi ngày 1 lần, dùng nhiều lần đến khi lành.

Viêm khoang miệng, loét niêm mạc: Thạch lựu tươi 1 – 2 quả, lấy hạt giã nát, thêm nước sôi vào ngâm rồi lọc, đợi nguội, ngày ngậm 8 – 10 lần.

QUẢ XOÀI

Xoài còn gọi là vọng quả, móng quả, mã mông…là quả của cây xoài tên khoa học là Mangitera indica. Thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Tính chua ngọt, mát. Thành phần chủ yếu chứa protid, đường, bột, vitamin… có thể phơi chế biến thành xoài khô dùng dần.

Tác dụng: Ích vị giảm buồn nôn, hành khí ngừng ho, lợi tiểu, giải khát. Chủ yếu dùng cho kinh mạch không thông ở phụ nữ, hom chán ăn, miệng nhiệt hay khát, tiểu tiện không thông suốt.

Kiêng kị: không dùng sau khi ăn no, cấm ăn cùng tỏi, các thứ cay.

Một số công dụng:

Miệng khô lưỡi nhiệt, ho, tiểu tiện không thông: Xoài khô ngâm bằng nước sôi uống thay trà, cũng có thể ăn tươi.

Viêm họng mạn tính, khản tiếng: Xoài 1 – 2 quả, sắc nước uống thay trà.

Say xe, thuyền, nôn mửa: Xoài khô nhai từ từ, hoặc dùng xoài nấu canh thêm mật ong lượng vừa đủ uống.

Chán ăn uống, bệnh hoại huyết: Mỗi ngày ăn 3 – 6 quả xoài chín, sau bữa ăn, dùng trong nhiều ngày.

Kinh mạch phụ nữ không thông: Xoài khô 60g, đổ nước vào đun chín, chắt nước rồi cho vào ít đường để uống. Ngày 2 lần.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan