HƯƠNG NHU
-
HƯƠNG NHU TÍA
-
Tên khoa học: Ocimum sanctum L, họ Hoa môi (Lamiaceae), còn gọi là é rừng, é tía.
-
Bộ phận dùng: Thân cây mang cành lá hoa tươi hoặc đã chế biến khô của cây hương nhu tía (Herba Ocimi Sancti) Được ghi nhận vào Dược điển VN.
-
Mô tả cây: Cây thảo, thân đứng cao 30 – 80cm, thân hình vuông, thần cành màu tía có lông. Lá mọc đối, mép răng cưa, thường màu tía, có lông ở 2 mặt. Cụm hoa là chùm đứng, hoa màu tím hay trắng, xếp thành vòng 6 – 8 chiếc. Quả bế nhỏ. Cây được trồng hay mọc hoang nhiều nơi trong nước – Cả cây mùi thơm. .
-
Thu hái và chế biến: Khi cây đang mới ra hoa, cắt hái cả cây phơi sấy nhẹ cho khô (thường dùng tươi).
-
Công dụng: Theo Đông y, hương nhu, vị cay, tính âm, vào các kinh Phế, Vỵ. Có tác dụng tán hàn, giải biểu, kiện vỵ, giúp tiêu hóa, lợi niệu, chữa các chứng bệnh cảm mạo, cảm nắng, đau đầu, ớn rét, phát sốt, không có mồ hôi, phù thũng, đau bụng, thổ tả. Nước sắc hương nhu và tinh dầu hương nhu có tác dụng kháng sinh. Dân gian thường dùng hương nhu để xông khi bị cảm mạo và nấu nước gội đầu.
-
Liều dùng: 3 – 10g; Nước sắc hương nhu nên uống nguội, uốngnóng dễ nôn.
-
Lưu ý: Người thuộc chứng biểu hư, tự ra mồ hôi kiêng dùng hương nhu.
-
-
Một số ứng dụng hương nhu tía:
-
Bài số 1: Chữa cảm mạo, cảm nắng, sốt, ớn rét, đau đầu tức ngực, không ra mồ hôi: Hương nhu tía 10g; Củ sắn dây (cát căn) 10g; Rau diếp cá 10g; Cây ban (Điền cơ hoàng) 10g; Hoàng liên ô rô 10g; Thạch xương bồ 6g; Mộc hương 3g; Sắc uống.
-
Bài số 2: Chữa đau đầu, mặt phù thũng, không có mồ hôi, ớn rét, biếng ăn: Hương nhu tía 10g; Bạch truật 10g; Sắc uống.
-
Bài số 3: Mùa hè ăn nhiều đồ lạnh, bụng đau, thổ tùng: Hương nhu tía 10g; Tía tô 10g; Mộc qua 10g. Sắc uống.
-
-
Bảo quản nơi khô mát.
-
HƯƠNG NHU TRẮNG
-
Tên khoa học: Ocimum gratissimum L, họ Hoa môi (Lamiaceae), còn gọi là É lớn lá – Đinh hương la bột (TQ).
-
Bộ phận dùng: Thân cây mang cành, lá, hoa tươi hoặc đã chế biến của cây hương nhu trắng.
-
Mô tả cây: Cây thảo, thân đứng, cao 1 – 1,5m, chia thành nhiều cành. Thân vuông, ở gốc hóa gỗ, to cứng hơn hương nhu tía. Lá mọc đối, chéo chữ thập, mép có răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông, lá màu lục, mặt trên sẫm màu hơn mặt dưới, hai mặt lá có nhiều lông, cụm hoa dạng xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa màu trắng. quả bế. TOàn thân có mùi thơm. Cay hương nhu trắng được trồng khắp nơi trên cả nước. Thu hái giống hương nhu tía.
-
Công dụng: Hương nhu trắng ít khi dùng để uống. Thường chỉ để xông và nấu nước gội đầu, cất lấy tinh dầu và tinh chế eugenol dùng trong nha khoa và làm nguyên liệu tổng hợp vanillin.
-
HƯƠNG NHU TRUNG QUỐC
-
Tên khoa học: Elsholtzzia patrini Garcke, họ Hoa môi còn có tên khác là Sơn tô tử.
-
Bộ phận dùng: Thân cây, mang cành lá hoa tươi hay đã chế biến khô của cây hương nhu TQ.
-
Mô tả cây: Cây thảo, sống 1 năm, thân đứng, có phân cành, cao 0,3 – 0,8m, lá mọc đối chéo hình chữ thập, cuống lá dài, phiến lá hình trứng nhọn, dài 6 – 10cm, rộng 2,5 – 6cm, mép có răng cưa, hai mặt trên, dưới lá đều có lông. Hoa màu tím nhạt, quả bế dài độ 1mm. Cây hương nhu Trung Quốc ít thấy có ở VN.
-
Công dụng, liều dùng tương tự như Hương nhu tía.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp