MỘC HƯƠNG

  • Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke – họ Cúc (Asteraceae); còn gọi với tên khác là Vân mộc hương - Quảng mộc hương - Mộc hương bắc.

  • Bộ phận dùng: Rễ đã chế biến khô của cây mộ hương (Radix Saussureae). Đã được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây có nguồn gốc Ấn độ, sống lâu năm, có thể cao trên 1m, rễ to, mẫm, đường kính có khi tới 5cm. Lá khá to và dài 15 – 30cm, rộng 6 – 15cm, cuống lá dài 15 – 30cm có rìa, mép lá nguyên, lượn song, hai mặt đều có lông. Lá biến dạng từ gốc lên, dưới gốc hình 3 cạnh, lên trên lá nhỏ, hẹp dần, phía trên nữa gần như không cuống, có răng cưa. Hoa hình đầu, màu lam tím (tháng 7 – 8). Quả bế hơi dẹt, cong queo (tháng 9 – 10).

  • Thu hái và chế biến: Thu hoạch rễ ở những cây đã trồng trên 3năm, mùa đông đào rễ lên rửa sạc đất, cát, cắt bỏ rễ tơ và thân lá còn sót lại, hoặc bỏ cả vỏ ngoài (lớp bần) rồi cắt thành đoạn dài 5 – 15cm, phơi trong bong râm hoặc ssay ở nhiệt độ thâó đến khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, mộc hương vị cay, đắng, tính ấm vào các kinh Can, Tỳ, Vỵ, Đại trường. Có tác dụng hành khí, giảm đau, ngoài ra còn giúp tiêu hóa (kiện Vỵ). Theo Tây y, mộc hương có tác dụng làm sạch cuống phổi, chống ho, chống co thắt, giảm huyết áp. Tinh dầu mộc hương có tác dụng làm giãn cuống phổi, chống hoa, chống co thắt, giảm huyết áp. Tinh dầu mộc hương cũng có tác dụng kháng sinh ức chế các khuẩn colibacielle, khuẩn thương hàn,…dùng chữa các chứng bệnh về tiêu hoa, dạ dày, môn mửa, đường ruột, tiêu chảy, lỵ, đau chướng bụng, tức ngực, cảm hàn viêm ruột cấp, tiêu hóa kém, phòng và chữa các bệnh viêm loét dạ dày, nôn mửa, bí tiểu.

    • Liều dùng: 3 – 6g (dạng bột hoặc sắc).

    • Lưu ý: người thể âm hư, nhiệt độ khô háokhông được uống. Mộc hương nam là vây vỏ rụt.

    • Mộc hương nam là vỏ rụt.

  • Một số ứng dụng vủa cây thuốc:

    • Bài số 1: Chữa tiêu hóa kém, biếng ăn: Mộc hương 18g; Bạch truật 18g; Chỉ thực 18g. Tán bột, làm viên. Mỗi lần uống 5g; ngày 2 lần với nước gừng.

    • Bài số 2: Phòng chữa viêm loét dạ dày: Mộc hương 18g; Bạch thược 18g; Uất kim 9g; Sài hồ 9g. Tán bột làm viên. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 – 3 lần.

    • Bài số 3: Chữa viêm ruột cấp, lỵ, đau bụng: Mộc hương 9g; Hoàng liên 18g; Tán bột làm viên – mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 1 – 2 lần.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan