NHÂN SÂM VIỆT NAM (SÂM NGỌC LINH)
-
Tên khoa học Panax vietnamensis Ha et Grushv, họ Ngũ gia (Araliaceae); Còn gọi là Sâm Việt Nam – Sâm ngọc linh – Sâm khu 5 hay Cây thuốc dấu.
-
Bộ phận dùng: Rễ và thân – rễ (củ) đã chế biến khô của cây Nhân sâm Việt nam.
-
Mô tả: Dạng cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 40 – 100cm. Thân rễ mọc bò ngang như củ hoàng tinh đường kính 1 – 2cm, dài 5 – 40cm, có rất nhiều đốt mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hàng năm để lại, thân – rễ có nhiều rễ phụ. Thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc màu hơi tím, nhỏ, đường kính thân độ 4 – 8mm, thường tàn lụi hàng năm, thỉnh thaongr cũng tồn tại vài thân trong vài năm. Lá cỡ kép chân vịt mọc vòng, thường là 3 – 5 ở ngọn thân. Cuống lá kép dài 6 – 12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả, dài 12 – 15cm, rộng 3 – 4cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chop nhọn, lá có lông ở cả 2 mặt. Cây 4 – 5năm tuổi có hoa, hình tán đơn, cuống tán hoa dài 10 – 20cm, có thể kèm theo 1- 4tán phụ hay 1 hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60 – 100 hoa, cuống hoa ngắn 1 – 1,5cm, lá đài 5, cánh hoa 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhụy. Quả nang mầu đỏ thắm, có 1 chấm đen ở đỉnh, có 1 – 2 hạt hình thận, màu trắng ngà. Mọc hoang ở vùng Ngọc linh (vùng núi thuộc 2 tỉnh Kon tum – Quảng Nam, Đà Nẵng). Ở độ cao từ 1500 – 2000m, khoảng độ cao 1700m cây mọc dày hơn dưới tán rừng, dọc theo suối, chỗ đất có nhiều mùn.
-
Cây ra hoa tháng 4 – 6, kết quả tháng 7 – 9. Có thể nhân giống bằng hạt chín, già hay bằng thân rễ. Chọn những hạt mới thu hoạch, gieo vào bầu hay gieo trực tiếp trên luống; Hoặc chọn những đoạn thân rễ ngắn dưỡi đầu mầm, có 1 vết sẹo đem giâm trong bầu hoặc trên luống. Sau 4 - 5 năm có thể thu hoạch củ (thân - rể).
-
Cây Nhân sâm Việt Nam là nguồn nguyên liệu quý giá cảu nước ta nói chung và ngành Y Dược nói riêng.
-
-
Thu hái và chế biến: Mùa đông sau khi lá rụng, để lại vết sẹo ở đầu củ sâm. Chỉ nên thu hoạch củ của những cây sâm đã trên 3 tuổi, tức là ít nhất đã có 1 vết sẹo (cây Sâm nước ta chỉ có 1 lá duy nhất từ lúc năm1 đến hết năm 3). Từ năm thứ 4 trở đi mới có hai lá; Rửa sạch rồi đồ (hấp) bằng hơi nước ở nhiệt độ 80 – 90 độC trong 60 – 90 phút. (như chế biến Hồng sâm) rồi sấy khô ở 60 độC đến khô (thường độ 4 – 5h). Hiện nay do khai thác quá mức, trữ lượng đã suy giảm nghiêm trọng.
-
Thành phần hóa học: Củ nhân sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh) có chứa tới 52 saponin (sâm Triều tiên chỉ có 25 saponin) trong đó có 26 sapônin thường thấy ở Sâm Triều tiên, sâm Mỹ, sâm Trung quốc, Nhật, Đã phân lập được 19 saponin pammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Lá sâm cũng đã phân lập được khoảng 13 saponin. Trong sâm có 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượngtinh dầu là 0,1%. Sâm Ngọc linh được xếp vào loài sâm quý nhất của 1 trong 4 loài sâm đặc biệt quý hiếm Trên thế giới.
-
Công dụng: Nhân sâm Việt Nam có tác dụng tăng sức lực, tăng cường đề kháng, chống bệnh, chống oxy hóa, chống lão hóa, chống stress, phòng chống ung thư bảo vệ tế bào gan. Người bệnh ăn ngon, ngủ tốt, tăng thị lực, cải thiện hoạt động trí tuệ và thể lực, chống suy nhược thần kinh và sinh dục, nâng cao huyết áp ở người có huyết áp thấp, kết hợp tốt nâng cao hiệu quả của Kháng sinh và hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp