NGÂN SÀI HỒ

  • Tên khoa học: Stellari dichotoma L, varlanceolata Bge, họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae); còn có tên khác là Starwort Root.

  • Bộ phận dùng: Rễ đã chế biến khô của cây Ngân sài hồ. Được ghi nhận vào Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây thảo, sống lâu năm cao 20 – 40cm, lá mọc đối, không cuống, hình kim dài 4- 30mm, rộng 2 – 4mm, màu lục, hai mặt có lông ngắn. Hoa mọc đơn, nhỏ, màu bạc trắng, 5 cánh, quả hình cầu, khi chín già nứt ra ở đầu thành 6 vết. Mùa hoa tháng 6 – 7; Quả tháng 8 – 9. Cây Ngân sài hồ chưa thấy ở nước ta, chủ yếu ở một số tỉnh của Trung quốc.

  • Thu hái và chế biến: thu hoạch rễ vào tháng 3 – 10, đò lấy rễ, rửa sạch, phơi sấy khô.

  • Công dụng: Theo Đông y: Ngân sài hồ vi ngọt, tính hơi lạnh vào các kinh Can, Vỵ. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết. CHữa các chứng bệnh: Nhức xương, nóng hâm hấp trong xương, sốt buổi chiều, lao phổi, âm hư, huyết nhiệt, trẻ em suy dinh dướng, gày còm.

    • Liều dùng: 4 – 10g

    • Lưu ý: Người bị ngoài cảm phong hàn, huyết hư không sốt thì không dùng.

Sài hồ và ngân sìa hồ đều thanh nhiệt, nhưng sài hồ thiên về ngoài cảm phát sốt, còn ngân sài hồ thì thiên về chữa nóng sốt hâm hấp bên trong, cốt chưngs, sôt nhẹ:

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Mát máu, chữa sốt hâm hấp bên trong xương, lao phổi:

Ngân sài hồ

10g

Hồ hoàng liên

5g

Địa cốt bì

10g

Cam thảo

3g

Miết giáp

10g

Thanh cao

5g

Tri mẫu

10g.

 

 

Tán bột hoặc sắc uống.

    • Bài số 2: Tiêu cam, thanh nhiệt, chữa trẻ em suy dinh dưỡng, gày còm, miệng khát, sốt nhẹ:

Ngân sài hồ

6g

Liên kiều

10g

Đảng sâm

6g

Xuyên khung

2g

Cam thảo

3g

Chi tử

6g

Hoàng cầm

5g

Cát cánh

6g

Bạc hà

2g

 

 

Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan