KIM NGÂN

  • Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb, họ Kim ngân (Caprifoliaceae), Tên khác là Nhẫn đông.

  • Bộ phận dùng: Hoa kim ngân sắp nở (Flos Lonicerae) phơi khô gọi là Kim ngân hoa, được ghi nhận vào Dược điển VN, dùng 4 loại cây: L.japonica Thunb; L.dusystyla Rehd; L.confusa D.C; L.cambodiana Pierre. Trung quốc ghi dùng nụ và hoa đã nở của 3 cây trên (không có loại Cambodiana).

  • Mô tả cây: Cây Kim ngân là loài cây dây leo mọc thành bụi, thân xốp màu đỏ nâu, dài 9 – 10m, có nhiều cành. Lá mọc đối, hình trứng, quanh năm xanh tươi. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi bên kẽ lá có 2 hoa mọc, chung một cuống. Tràng hoa hợp cánh chia làm 2 môi không đều nhau. Môi rộng lại xẻ thành 4 thùy nhỏ, hoa mới nở có màu trắng, sau ngả sang màu vàng (vì vậy, gọi là kim ngân hoa – hoa vàng, hoa bạc). Mùa hoa: tháng 3 - 8 nở rộ vào thán 3 – 5). 3 loại Kim ngân thường dùng ở nước ta; Tất cả đều có phiến của tràng dài gần bằng ống nhưng:

    • Lá bắc hình dùi, hẹp và dài (dài nhất 10mm). Bầu nhẵn…còn gọi là Kim ngân dại; Bàu có lông là kim ngân núi, kim ngân lẫn…

    • Lá bắc giống lá nhưng nhỏ hơn (ít nhất 15mm) còn gọi Kim ngân khôn.

    • Cây Kim ngân mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu hái thay đổi tùy từng địa phương, từ tháng 3 – 4 chủ yếu là Kim ngân dại, đến tháng 5 – 6 chủ yếu là kim ngân khôn. Khi trời khô ráo, hái lấy các hoa sắp nở và mới nở. Đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho đến khí thật khô.

Loại Kim ngân hoa khô, màu vàng ngà, nặng, có mùi thơm đặc biệt, không sâu móc, không lẫn tạp chất là tốt. Loại kim ngân hoa màu vàng xám nâu, nhẹ là kém. Có 4 loại:

    • Loại 1: Toàn nụ và hoa chớm nở,màu vàng ngà, không lẫn lá và cuống.

    • Loại 2: Toàn hoa đã nở, màu vàng sẫm, không lẫn lá và cuống.

    • Loại 3: Toàn hoa đã nở, màunâu, lẫn lá và cuống dưới 10%.

    • Loại 4: Toàn hoa đã nở, màu nâu, lẫn lá và cuống 10 – 30%.

    • Ngoài ra còn có nhưng loại Kim ngân khác như: Kim ngân hoa to; Kim ngân mặt dưới lá mốc; Kim ngân lông.

  • Công dụng: Theo một số tác giả cho rằng Kim ngân có tác dụng ức chế rất mạnh đối với các vi khuẩn Staphylococ, thương hàn, phó thương hàn, tả, liên cầu khuẩn, Theo kết quả thí nghiệm dược lý, nước sắc kim ngân có khả năng ngăn chặn sốc phản vệ.

    • Theo Đông y, Hoa kim ngân vị ngọt, tính lạnh vào 4 kinh Phế, Vị, Tâm và Tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Dùng chữa các bệnh ngoài da như nhọt độc nung mủ, ghẻ lở, mẩn ngứa dị ứng, đậu sởi. Còn dùng chữa các bệnh như Cúm, cảm mạo, sốt nóng, ho hen, huyết lỵ, viêm ruột, viêm não, viêm amiđan.

    • Theo Tây y, kim ngân hoa có tác dụng: chống viêm, chống dị ứng, hạ sốt, lợi niệu, chống co thắt, giúp tiêu hóa, kích thích hệ miễn dịch, kích thích thần kinh.

    • Liều dùng: 6 – 15g sắc uống. Thân và lá (kim ngân cuộng) cũng có tác dụng như hoa nhưng kém hơn. Liều dùng 10 – 30g, sắc uống. có thể chế thuốc nước: Tiêu độc thủy gồm có: Kim ngân, Ké đầu ngựa, Thổ phục linh. Cũng có thể cất lấy nước cất hoa kim ngân cho uống gọi là Kim ngân hoa lộ.

    • Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn tiêu chảy không có nhiệt độc không dùng; Kim ngân hoa sao đen có tác dụng mát máu, chữa lỵ ra máu.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Thuốc K2 chữa mụn nhọt, dị ứng mẩn ngứa: Kim ngân hoa 6g (nếu cuộng thì lấy 12g); ké đầu ngựa 3g; nước 100ml. Sắc còn 10ml, thêm đường vừa đủ, đóng ống, hàn kín, tiệt khuẩn. Ngày uống 2 – 4 ống 10ml (trẻ em dùng nửa liều).

    • Bài số 2: Chữa viêm ruột thừa cấp: Kim ngân hoa 10g; Bồ công anh (Taraxacum off) 10g; Đạihoàng 3g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa loét cổ tử cung: Kim ngân hoa 8g; Cam thảo 4g. Sắc uống.

    • Bài số 4: Phòng viêm màng não: kim ngân hoa 15g; Bồ công anh 15g; hạ khô thảo 15g. Sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan