KHÔI
-
Tên khoa học: Ardisia syvestris Pitard, họ Đơn nem (Myrsinaceae), còn gọi Tử kim ngưu – Tẩu mã thai.
-
Bộ phận dùng: Lá đã chế biến khô của cây Khôi.
-
Mô tả cây: Cây nhỏ, mọc thẳng đứng, thân rỗng xốp, ít phân nhánh, cao 0,50 – 1,5m, lá tập trung ở ngọn. Lá mọc cách phiến lá thuôn, phía cuống bé, phía cuối to, dài 20 – 40cm, rộng 8 – 10cm, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu tím, gân nổi hình mạng lưới, mép có răng cưa mau và nhỏ. Ở mặt lá có những nốt sần nhỏ nổi lên cỡ 1 – 2mm, gãi nhẹ thấy có bột màu gạch non ở trong.
-
Hoa mọc thành chùm dài 10 – 15cm, hoa rất nhỏ, đường kính 2 – 3mm, màu trắng pha tím hồng, quả mọng khi chín màu nâu đỏ, Hoa tháng 5 – 7, quả tháng 9 -10.
-
Cây Khôi mọc hoang trong rừng rậm vùng núi có độ cao khoảng 400 – 1000m.
-
-
Thu hái và chế biến: Thường thu hái vào tháng mùa hè, khi đang xanh tốt, cắt về phơi sấy khô.
-
Công dụng: Lá khôi là một vị thuốc dân gian, dùng để chữa đau bụng, đau dạ dày với 3 vị thuốc: Lá khôi 50g phối hợp với lá Khổ sâm 12g và Bồ công anh mũi mác 20g. Tác dụng có thể nhận thấy là Giảm độ acid của dạ dày; Giảm nhu động ruột cô lập trên thỏ; Làm yếu sự co bóp tim.
-
Liều dùng: 40 – 80g/ngày. Phụ nữ có thai không dùng.
-
Lưu ý:: Liều cao quá tới 250g/ngày sẽ làm nười bệnh mệt mỏi, yếu sức.
-
Có nơi dùng: rễ thái lát,, phơi khô, ngâm rượu làm thuốc bổ máu, hoặc sắc uống chữa lỵ ra máu, đau cơ bắp.
-
Cần tránh cây Khôi khác có hai mặt lá xanh, không có nốt sần.
-
-
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp