HỔ PHÁCH

  • Tên khoa học: Succinum, còn gọi là Hồng Trùng chi – Huyết phác – Minh phách, Được ghi nhận trong Dược điển TQ, Hổ phách là nhựa của các cây thông (Pinus sp, họ THông, Pinaceae) vùi lâu ngày ở dưới đất, dưới biển đã hóa thạch.

  • Mô tả: hổ phách là chất rắn thành cục to nhỏ không đều ( thường là cục nhỏ, to có thể lên đến 10kg) màu vàng nhạt hãy sẫm, trong mờ, rắn, vết vỡ tròn nhẵn. Cọ xát cục hồ phách vàomiếng len dạ thì hổ phách tích điện, đun nóng thì có mùi thơm dễ chịu. Dễ chảy, không tan trong nước.

  • Thu hái, chế biến: Người ta đào hổ phách dưới đất, loại bỏ đát cát và tạp chất, lau sạch, cũng có khi nhặt được hổ phách ven biển do song đánh dạt vào bờ. Hổ phách không mùi, vị nhạt, nhai sần sật như cát sạn. Loại hổ phách thành cục nguyên, màu đỏ hồng, sáng bóng, trong suốt, giòn dễ đập vụn là tốt. Loại cục nhỏ, rắn màu xám tối là kém.

  • Công dụng: Theo Đông y, hổ phách vị ngọt, tính bình. Vào 4 kinh Tâm, Can, Phế, Bàng Quang. Có tác dụng an thần, trấn kinh, tan ứ, lợi niệu. Dùng làm thuốc lợi tiểu và chữa các chứng bệnh: kinh giật, tiểu rỉ ra máu, phụ nữ sau sinh ra máu hôi không hết sinh đau bụng, sốt rét.

    • Liều dùng: 1 – 2g. Thường dùng tán thành bột thuốc, hay chế thành thuốc viên uống. Muốn chế hổ phách thì phải giã hạt trắc bách (Bá tử nhân) cùng với hổ phác cho vào nồi náu 10h (9 – 19h), hễ thấy trong nồi có ánh sáng thì đem ra giã, lọc lấy phần hổ phách mà dùng.

    • Lưu ý: Người thuộc chứng âm hư, nội nhiệt, thủy suy, hỏa vượng, không bị máu ứ không dùng được.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chứng kinh phong cấp tính, co giật, sốt ho hen kéo đờm khò khè:

Hổ phách

1g

Ngưu đởm nam tinh

2g

Thần sa

0,5g

Câu đằng (lấy móc)

4g

Nhân sâm

4g

Ngưu hoàng

0,3g

Cương tàm

4g

Bạch phục linh

4g

Xạ hương

0,15g

Hung hoàng

1g

Thiên trúc hoàng

4g

 

 

Nghiền nhỏ làm viên, lấy kim bạc làm áo, ngoài bọc bằng sáp ong, khi uống chiêu nước sắc gừng và bạc hà. Kiêng ăn cá.

    • Bài số 2: Chữa thần chí không yên, hay quên, người mỏi mệt (Hoàn hồ phách định chí):

Hổ phách

3g

Chu sa

1,5g

Nhũ hương

30g

Thạch xương bồ

6g

Phục thần

9g

Đẳng sâm

9g

Nam tinh chế

6g

Viễn chí

6g

Tán bột, làm thành hoàn, mỗi ngày uống 6g, ngày 2 lần.

    • Bài số 3: Hoàn hổ phách thị tinh: chữa động kinh: Dùng Hổ phách 1,5g; Chu sa 1,5g; Nam tinh chế 3g. Tán thành bột, làm hoàn, chia làm 2 lần mà uống.

    • Bài số 4: Thuốc bột hổ phách: chữa bí tiểu, khát nhiều: Dùng Hổ phách 1,5g; Trư linh 9g; Biển súc 6g; Mộc thông 6g; Tán thành bột, chia làm 2 lần, uống với nước còn ấm.

    • Bài số 5: Thuốc bột hồ phác, đương quy: Chữa khí huyết không lưu thông, phụ nữ kinh nguyệt không thông: Hổ phách 1,5g; Đương quy 9g; Nga truật 9g; Ô dược 9g; Tán thành bột. mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước còn ấm.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan