DÂM DƯƠNG HOẮC

  • Tên khoa học: có nhiều cây dùng làm thuốc Epimedium grandiflỏum Morren còn gọi là Đồng ty thảo. Epimedium acuminatum Franch còn gọi là Tiềm diệp dâm dương hoắc (lá nhọn); Epimedium sagittatum Bak còn gọi Tiễn diệp dâm dương hoắc (lá hình mũi tên) đều họ Hoàng liên gai (Berberidaceae);

  • Bộ phận dùng: Lá cành và lá đã chế biến khô của 3 cây dâm dương hoắc kể trên.

  • Mô tả cây: Đều là những cây sống lâu năm, cao từ 30 – 40cm, mép lá đều có răng cưa mau, phiến lá to, dài 4 – 9cm, hoa hợp thành chum, cuống hoa không có lông.

  • Thu hái và chế biến: thu hái vào tháng 6, cắt hái những lá và cành mang lá, rửa qua rồi phơi hay sấy nhẹ cho khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, Dâm dương hoắc vị cay, tính ấm vào 2 kinh Can, Thận. Có tác dụng bổ thận dương,làm khỏe, bền gân xương, trừ phong thấp. Theo Tây Y, Dân dương hoắc có tác dụng kích dục, giãn mạch, giảm huyết áp, chống ho, long đờm, chống hen. Dùng chữa các chứng bệnh: thận dương suy yếu, liệt dương, đau lưng, tiểu vặt không cầm được, chân tay mềm yếu, tê thấp.

    • Liều dùng: 6 – 12g.

    • Người bị liệt dương do thấp nhiệt không được dùng.

  • Một số ứng dụng trị bệnh:

    • Bài số 1: Chữa liệt dương bán thân bất toại: Dâm dương hoắc 500g, Rượu trắng 5 lít, ngâm trong 30 ngày, gạn ra uống, mỗi lần 30ml, ngày 2 lần.

    • Bài số 2: Chữa đau nhức các khớp xương do phong thấp, hay hàn thấp, chân tay co quắp, tê cứng: Dùng Dâm dương hoắc 15g; Uy linh tiên 9g; Quả ké đầu ngựa 6g; Xuyên khung 6g; Quế chi 6g. Sắc uống.

  • Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh làm vụn nát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan