CÁC PHƯƠNG THUỐC BỔ ÍCH – PHẦN 8

Thuốc bổ ích còn gọi tắt là thuốc bổ là phương pháp chữa “ bổ cái hư” và “ích cải tổn” là một trong những phương pháp chữa bệnh.

Thuốc này có tác dụng bổ sung những gì không đủ về âm dương, khí huyết, âm tinh, tân dịch, điều chỉnh hoặc cải thiện một vài chức năng sinh lý bị suy thoái qua phương pháp phù trợ chính khí để khử trừ tà bệnh. Thuốc bổ không phải là linh dược vạn ứng để có bệnh thì chữa – không bệnh thì cường thân – Các loại thuốc đều theo chỉ chứng lâm sàng mà có phạm vi thích ứng nhất định.

Chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc bổ ích khí được tổng hợp từ nhiều nguồn giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu và tham khảo (tiếp)

  1. KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN – Phụ: Phụ quế bạt vị hoàn; tế sinh thận khí hoàn – Kim quỹ yếu lược)

Thục địa

8 lạng

Sơ dược

4 lạng

Sơn thù

4 lạng

Trạch tả

3 lạng

Phục linh

3 lạng

Đan bì

3 lạng

Quế chi

1 lạng

Phụ tử

1 lạng

  • Cách dùng: Liều lượng nói trên dùng làm thuốc hoàn; nếu chuyển thuốc thang thì theo liều trên mà điều chỉnh. Cách dùng  thuốc hoàn ngày 12 – 16g, chia 2 lần uống.
  • Tác dụng: Ôn bổ thận dương. Thận dương không đủ, lưng gối đau lạnh, bụng vặn đau, tiểu tiện không lợi hoặc không kiềm chế được, ban đêm tiểu tiện nhiều và các hiện tượng thân dương hư suy như ho đờm, tiêu khát, thủy thũng, đi tả lâu ngày.
  • Giải: Bài này dùng phụ, quế làm thuốc chủ là phương thuốc bổ thận được ứng dụng sỡm nhất. Lục vị địa hoàng hoàn và các loại Địa hoàng hoàn khác đều từ bài này mà biến hóa ra. Mục đích bài này là ôn bổ thận dương mà trong bài dùng Địa hoàng, Sơn thù là thuốc âm thì thận âm và thận dương đều có quan hệ cới nhau tức là Âm dương cùng gốc, khéo bổ dương tất phải trong âm cầu dương.
  • Phụ phương:
    • Phụ quế bát vị hoang: bài này dùng Nhục quế thay cho Quế chi, trước không phân biệt Quế chi với Nhục quế, sau phân biệt vận dụng vì mới định riêng bài  là Phụ quế bát vị hoàn, cả 2 bài đều là bổ thận dương, là phương pháp điều trị Ích hỏa nguyên để tiêu âm han nhưng có sự khác nhau trong sự giống nhau, Quế chi giỏi thông dương, tính của nó chạy mà không giữ lại cho nên với các chứng thủy ẩm đình tụ, thủy thấp tràn lan, khí huyết ngưng trệ nên dùng Quế chi là hơn, Nhục quế giỏi nạp khí dẫn hỏa quy nguyên, tính nó giữ lại mà không chạy nên nếu mệnh môn hỏa suy mà hư hỏa Thượng phù thận không nạp khí mà thở gấp ra và hạ tiêu hư hàn thì Nhục quế là hay.
    • Tế sinh thân khí hoàn: Tức Phụ quế bát vị hoàn gia Ngưu tất, Xa tiền tử thì tác dụng ôn dương lợi thủy, tiêu thủy mạnh hơn.
  1. HỮU QUY HOÀN – Phụ Hữu quy ẩm – Cảnh nhạc toàn thư.

Thục địa

8 lạng

Sơn dược

4 lạng

Sơn thù

3 lạng

Câu kỷ tử

4 lạng

Đỗ trọng

4 lạng

Tỏ ti tử

4 lạng

Chế phụ tử

  1.  

Nhục quế

2 – 4 lạng

Đương quy

3 lạng

Cao sừng hươu

4 lạng

  • Cách dùng: Ngày dùng 4 – 8g, có thể thay bằng thuốc sắc, chia thành thang theo tỷ lệ trên sắc uống ngày 2 lần.
  • Tác dụng: Ôn bổ thận dương, bổ sung tinh huyết. Chữa thận dương không đủ, mệnh môn hỏa suy, người già bệnh lâu xuất hiện chứng khí khiếp thần suy, sợ rét chân tay lạnh, dương suy, hoạt tinh, lưng gối đau mỏi.
  • Bài này từ phụ quế bát vị hoàn biến hóa đi, tức là lấy Tả quy hoàn làm cơ sở, bỏ Ngưu tất, cao quy bản, gia thêm Phụ tử, nhục quế, Đương quy, Đỗ trọng. bài này cùng với phụ quế bát vị hoàn cũng là phương thuốc ôn thận tráng dương nhưng giữa hai bài thuốc có chỗ khác nhau. Bài trên là bổ dương ngẫu tả còn bài này bổ mà không tả lại có cao sừng hươu, Đương quy bổ sung tinh huyết, Câu kỷ tử, Thỏ ti tử, Đỗ trọng ôn dương can thận nên sức hỗ trợ hỏa tráng dương của nó mạnh hơn, thích hợp với chứng bệnh dương hư hỏa suy tương đối nặng. người xưa cho rằng Phụ quế bát vị hoàn chỉ là ích hỏa chi nguyên để tiêu âm hàn mà bài này thì phù dương để phối âm còn chỗ khác nhau bài này với Tả quy hoàn là là Tả quy hoàn nặng về bổ sung tinh huyết, bài nặng nặng về ôn tráng thận dương.
  • Cách gia giảm: người đại tiện lngr có thể bỏ đương quy, Cẩu kỷ gia bạch truật, Ích trí nhân, nếu khí hư muốn thoát hoặc hôn mê, ra mồ hôi, hoặc choáng váng, hoặc đoản khí gia Nhân sâm, nếu vị khí hư hàn, nôn, ợ chua có thể gia Can khương, ngô thù, nếu tiểu tiện dầm dề không thôi có thể gia thêm Bổ cốt chỉ.
  • Phụ phương: hữu quy ẩm: Gồm các vị Thục địa, Sơn dược, Ngô thù, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Phụ tử, Nhục quế, Chích cam thảo gần giống với Hữ quy hoàn nhưng bổ lực kém hơn.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan