CỐT TOÁI BỔ

  • Tên khoa học: Drynaria fortune (Kze) họ Dương sỉ (Polypodiaceae); CÒn gọi là Bổ cốt toái; Cây Tổ phượng, Cây Tổ rồng.

  • Bộ phận dùng: Thân – rễ (thường gọi là củ) cây cốt toái bổ đã chế biến khô. Đã được ghi vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cây cốt toái bổ là một cây thường sống riêng trên các hốc đá, cây lớn, trên những đám rêu, trên những thân cây sống lâu năm, có thân – rễ dày mầm, phụ nhiều vẩy màu vàng óng. Có hai loại lá: Lá bất thụ không cuống, màu nâu, hình trứng dài 5 – 8cm, rộng 3 – 6cm, phía cuống hình tim, có thùy gân nổi rõ; La hữu thụ, màu xanh, nhẵn, kép lông chim dài 25 – 40cm, cuống có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu, dài 5 – 6cm. Cốt toái bổ mọc hoang bám vào đá hay vào các thân cây.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông, xuân (ở nước ta thường vào tháng 4 – 8. Đào ở hốc các cây lớn hay hốc đá hoặc bóc quanh thân cây lấy củ, cắt bỏ các rễ và lá còn sót lại, rửa sạch đất cát chọn lấy các củ to đạt yêu cầu, đốt qua lửa hoặc cạo cho sạch lông nhung, cứt thành từng đoạn theo đúng kích thước quy định. Đem phơi hoặc sấy đến khô (nếu đồ lên rồi thì dễ bảo quản hơn

    • Cốt toái bổ khô, thân rễ thật già, to mập, da màu nâu, thịt màu hồng không mốc mọt, không vụn nát, không lẫn tạp chất là tốt. Không dùng loại cốt toái bổ thịt màu trắng. Củ cốt toái bổ to, đường kính củ khô trên 1cm, cắt thành từng đoạn dài 10 – 20cm.

    • Tránh nhầm lẫn với Tắc kè đá, thường sống bám vào vách đá, thân – rễ màu xanh lục, hình dẹt, nhiều người dùng củ tắc kè đá như cốt thoái bổ. Cũng tránh nhầm với cây Tổ rồng và cây tổ diều, thân rễ nhỏ, không dùng làm thuốc.

  • Công dụng: Theo Đông y, cốt toái bổ vị đắng, tính ấm vào 2 kinh Can Thận. Có tác dụng bổ thận, làm cho xương vững chắc, gân bền khỏe, phá huyết ứ, cầm máu, giảm đau. Chủ yếu dùng chữa thận hư, ù tai, răng đau.

    • Liều dùng: 5 – 10g, sao tán bột, hay sắc uống. nếu chưa sạch lông nhung thì phải sao với cát cho nở, tới khi lông cháy xem, sàng bỏ cát để nguội. Dùng tươi đắp bó ngoài da, lượng vừad đủ.

    • Lưu ý: Những người âm hư, huyết hư mà không ứ trệ, không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa gãy xương: Cốt toái bổ tươi 20g; Lá sen tươi 10g; Lá trắc ba tươi 10g; Quả bồ kết tươi 5g. Nghiền tán, khi dùng đắp bó vào chỗ đau.

    • Bài số 2: Kinh nghiệm dùng cốt toái bổ chữa bong gân, tụ máu: Cốt toái bổ tươi hái về, bỏ hết lông tơ và lá khô, sau đem rửa sạch và giã nhỏ. Rắp 1 ít nước gội vào lá, đem nướng cho mềm rồi đắp lên các vết đau. Trong một ngày thay thuốc, bó nhiều lần, nếu không đủ Cốt toái bổ, có thể lấy lấy bã thuốc, rấp nước rồi băng lại. Thường chỉ sau 3 ngày đến 1 tuần là người bệnh đỡ (dù phương pháp chữa hàng tháng không đỡ). Không dùng cho gãy xương hở.

    • Bài số 3: Chữa đau nhức răng muốn rụng do yếu thận: Cốt toái bổ 100g thái nhỏ, sao đen, tán thành bột, thường xuyên chải, bôi vào răng, ngậm thật lâu rồi mới nhổ, có thể nuốt cũng được, răng sẽ bền không rụng, không chảy máu.

  • Bảo quản: Cốt toái bổ tươi thì vùi vào đất cát hoặc để chỗ ẩm ướt. Cốt toái bổ khô thì để nơi khô ráo, thoáng gió.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan