CẨU TÍCH

  • Tên khoa học: Cibotium barometz L, JSm, họ Lông culy (Dicksoniaceae). Tên khác là Cây lông cu ly, Cây lông khỉ, Kim mao cẩu tích, Câu thanh, Bách chỉ, Câu tôn mao.

  • Bộ phận dùng: Thân – rễ cây Lông cu ly (Rhizoma Ciboti) phơi hay sấy khô (có khi thái mỏng). Đã được ghi nhận vào Dược điển Việt Nam và TQ.

  • Mô tả: Cây lông culy (cẩu tích) là loài quyết thực vật, có khi cao tới 2,5m. Lá dài tới 2m, khi còn non cuốn cong, xoáy trôn ốc, phụ bởi nhiều vây vàng óng. Ở mỗi bên gân giữa bậc ba có một hay hai ô tử nang. Thân rễ có lông tơ màu vàng bao phủ trông giống như con chó hay cu ly. Cây lông cu ly mọc hoang nhiều ở vùng đồi núi.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào cuối thu sang đông (tháng 10 – 12). Khi trời khô ráo, đào lấy thân rễ (vẫn gọi là củ) đem về làm sạch lông nhung vàng bên ngoài rồi phơi sấy đến thật khô. Có thể đem đồ rồi mới phơi khô.

    • Cẩu tích không mùi, vị nhạt, hơi chát, hơi ngọt. Loại cẩu tích nguyên củ phải tương đối sạch sẽ, to mập, thịt màu nâu hơi hồng, có vân, khô, chắc, không bị rỗng lõi, không mốc mọt là tốt. Loại cẩu tích phiến phải thật sạch lông.

    • Có 2 loại: Loại 1: nguyên củ, to, đường kính trên 3cm, dài trên 8cm; Loại 2: nguyên củ, đường kính 2 – 3cm, dài 4 – 8cm.

  • Công dụng: Theo Đông y, cẩu tích vị đắng, ngọt, tính ấm, vào 2 kinh Can thận. Có tác dụng bổ gan, thận, mạnh lưng gối, trừ phong thấp. Dùng chứa các chứng bệnh đau lưng mỏi gối tê thấp lạnh buốt khắp người, phụ nữ khí hư, bạch đới, tiểu són.

    • LIỀU DÙNG: 5 – 10G SẮC UỐNG. nếu cẩu tích chưa sạch lông nhưng thì sao với cát, đun to lửa cho nở, tới khi màu vàng sẫm, lấy ra đem sàng bỏ cát, để nguội rồi sát cho sạch lông.

    • Lưu ý: Người thể thận hư có nhiệt, tiêu tiện không lợi, nước tiểu vàng, không được dùng; Lông càng phụ quanh thân rễ (gọi là lông cu ly) dùng để rịt các vết thương, vết đứt chân tay để cầm máu.

  • Một số ứng dụng chữa bệnh:

    • Bài số 1: Chữa đau ngang thắt lưng, nhức gối, chân tay tê bại:

Cẩu tích

10g

Ngưu tất

10g

Đỗ trọng

10g

Mộc qua

5g

Tục đoạn

5g

Tang chi

10g

Sắc uống, có thể hòa thêm ít rượu.

    • Bài số 2: Chữa chứng gan và thận đều suy yếu, đau buốt lưng hay buồn tiểu vặt, không giữ được, phụ nữ đới hạ

Cẩu tích

12g

Ngưu tất

9g

Thục địa

12g

Sơn thù du

9g

Thỏ ty tử

9g

Đỗ trọng

9g

Sắc uống. Thêm 9g Cao ban long thì tốt.

    • Bài số 3: Chữa dau các khớp xương do hàn thấp: Dùng Cẩu tích 9g; Tỳ giai 9g; Tô mộc 9g. Chế thành hoàn, mỗi lần uống 6g. Ngày 2 lần.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan