LÚA MẠCH (QUẢ)

  • Tên khoa học: Hordeum vulgare L, họ Lúa (Poaceae); Tên khác là Đại mạch (TQ).

  • Bộ phận dùng: Quả chín già đã chế biến khô của cây Lúa mạch. Được ghi vào Dược điển Vn. Mầm quả (quen gọi là hạt) đã chế biên khô của cây lúa mạch 9mạch nha). Được ghi vào Dược điển TQ.

  • Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, rễ dạng sợi, thân mọc đứng cao 0,6m – 1m. Lá hình mác thuôn dài, đầu nhọn, dài 10 – 30cm,rộng 0,6 – 1,2m, phiến lá phẳng, ráp cơ lưỡi bẹ ngắn, cụm hoa là bông mọc ở ngọn cây, gồm nhiều bông nhỏ dài 6 – 10cm. Quả thóc hình trái xoan có rãnh dọc, dài 0,8 – 0,9cm, đường kinh 0,35cm. Lúa mạch được trồng khắp nơi trên thế giới.

  • Thu hái và chế biến: Mùa lúa mạch chín thu hoạch về làm sạch tạp chất, phơi hoặc sấy khô. Mạch nha: ủ cho lên mầm rồi phơi sấy khô. Lấy thóc (lúa mạch) ngâm nước cho ẩm, sau đỏ ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước sau vài ngày sẽ mọc mầm, khi có một số mầm bắt đầu xanh thi bỏ ra phơi, sấy khô (để nguyên hoặc tán nhỏ sẩy hết trấu mà dùng).

  • Công dụng: Theo Đông Y, lúa mạch vị mặn, tính âm vào 2 kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng khai Vỵ, hạ khí đưa hơi đi xuống, giúp tiêu hóa, tiêu chất bị tích đọng. Chữa các chứng bệnh: ăn không tiêu, tích đầy chướng, biếng ăn, người dau thời kỳ bị viêm ruột, tiêu hóa khó khăn.

    • Mạch nha (mầm lúa mạch) vị mặn, tính bình vào 2 kinh Tỳ, Vỵ. Có tác dụng tiêu hóa thức ăn, khai vị, làm giảm sữa.

Dùng để chữa các chứng bệnh do Tỳ hư: tiêu hoa ském, bụng trướng, đầy tích thức ăn chưa tiêu, ứ tích sữa, vú căng đau, hoặc dùng để cai sữa.

    • Thân, lá non: sắc uống có tác dụng lợi niệu.

    • Liều dùng: 10 – 15g (lúa mạch); 8 – 12g mạch nha có thể tăng lên 30 – 40g.

    • Lưu ý: Phụ nữ đang có thai hoặc đang trong thời kỳ con bú không nên dùng (trừ khi m uốn cai sữa)

      • Kẹo mạch nha là chất cao mềm do tác dụng của men trong mầm thóc lên cơm nếp, hay cháo đặc từ tinh bột ở nhiệt độ 60 – 70 độ trong khoảng 6 – 12h để chuyển hóa thành đường, sau đó cô đặc đến khi thủy phân còn độ 8%.

  • Một số bài thuốc ừng dụng:

    • Bài số 1: Chữa tiêu hóa kém, thức ăn tích đọng, bụng đầy trướng, biếng ăn: mạch nha (sao nhẹ) 10g; Sơn tra 10g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa tỳ vị hư hàn, ăn không tiêu:

Mạch nha

10g

Đăng sâm

10g

Thảo quả

5g

Trần bì

5g

Gừng khô

3g

Phục linh

10g

Bạch truật

10g

Hậu phác

5g

Cam thảo

3g

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 3: Giảm sữa, chữa chứng căng sữa, vú căng đau hoặc để cai sữa: Mạch nha (sao) 90g. Sắc uống trong ngày, uống liền 3 ngày hoặc Mạch nha (sao) 120g. Tán bột, môi xlần uống 15g, ngày 4 lần với nước đun sôi còn nóng.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan