CÁC PHƯƠNG THUỐC BỔ ÍCH – PHẦN 6

Thuốc bổ ích còn gọi tắt là thuốc bổ là phương pháp chữa “ bổ cái hư” và “ích cải tổn” là một trong những phương pháp chữa bệnh.

Thuốc này có tác dụng bổ sung những gì không đủ về âm dương, khí huyết, âm tinh, tân dịch, điều chỉnh hoặc cải thiện một vài chức năng sinh lý bị suy thoái qua phương pháp phù trợ chính khí để khử trừ tà bệnh. Thuốc bổ không phải là linh dược vạn ứng để có bệnh thì chữa – không bệnh thì cường thân – Các loại thuốc đều theo chỉ chứng lâm sàng mà có phạm vi thích ứng nhất định.

Chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc bổ ích khí được tổng hợp từ nhiều nguồn giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu và tham khảo (tiếp)

  1. TẢ QUY HOÀN (phụ Tả quy ẩm – Cảnh nhạc toàn thư)

Thục địa

8 lạng

Sơn dược

4 lạng

Sơn thù

4 lạng

Thỏ ti tử

4 lạng

Câu kỷ tử

4 lạng

Hoài ngưu tất

3 lạng

Cao lộc hươu

4 lạng

Cao quy bản

4 lạng

  • Cách dùng: Ngào mật làm thành hoàn, mỗi lần dùng 4 – 8g; ngày 1 – 2 lần, uống với nước muỗi nhạt. có thể thay đổi liều lượng làm thuốc thang, đun sắc chia 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng: Bổ can thận, ích tích huyết. Chữa bệnh lâu ngày, sau khi bệnh nặng hoặc người già can thận tinh huyết hư tổn, thân thể gày mòn, lưng gối đau mỏi, hoa mắt, di tinh.
  • Giải: Bài này từ Lục vị địa hoàng hoàn biến hóa ra không dùng Đan bì lương huyết tả hỏa và Phục linh, Trạch tả khô thấm lợi thủy mà dùng Thỏ ty, Câu kỷ tử bổ ích can thận và cao quy bản, cao sừng hươu bổ nhanh tinh huyết, Ngưu tất cường tráng gân cốt nên bài này có tác dụng bổ ích can thận mạnh hơn Lục vị địa hoàng hoàn. Phân biệt với Lục vị địa hoàng hoàn, người xưa cho rằng Lục vị là tráng thủy để chế hỏa, tả quy là nuôi âm để hàm dương. Bài này dùng các vị để bổ cho người tinh không đủ phù hợp với người can thận tinh huyết hư tổn mà nội nhiệt, huyết thiệt, hỏa vượng không rõ ràng và dạ dày còn thu nạp được.
  • Gia giảm: bài này tùy theo chứng bệnh mà gia vị, có thể xem thêm cách gia giảm của Lục vị địa hoàng hoàn.
  • Phụ phương: Tả quy ẩm: Gồm các vị Thục địa, Sơn dược, Câu kỷ tử, Sơn thù, Chích cam thảo, Phục linh. Công dụng, chủ trị gần giống Tả quy hoàn, nhưng sức ích tinh bổ thận kém hơn Tả quy hoàn.

  1. TĂNG DỊCH THANG – ÔN BỆNH ĐIỀU KIỆN
  • Dùng Huyền sâm 40g; Mạch môn 32g; Sinh địa 32g;
  • Cách dùng: Liều lượng nói trên là theo nguyên sách  xưa, đong lấy 8 chén nước đun sắc lấy 3 chén, uóng xong, nếu đại tiện không thông, lại uống thang nữa.
  • Tác dụng: Sinh tân nhuận táo, tăng dịch nhuận tràng chữa chứng bệnh do bệnh nhiệt thương tổn tân miệng khát lưỡi gai, âm hư đại tiện bí.
  • Giải: Bài này nguyên chữa do nhiệt mà hao tổn tân dịch dẫn đến đại tiện bí kết khác với bài Thừa khí thang công hạ, thích hợp với chứng dịch khô nhiều mà nhiệt kết ít, thực tế bài này là bài cơ sở về dưỡng âm sinh tân, nhiều bài chữa bệnh nhiệt có các vị thuốc của bài này. Ở đây Huyền sâm tăng dịch, mạch môn dưỡng vị, Sinh địa lương huyết thanh nhiệt mà sinh tân dịch, do đó có tác dụng nhuận tràng thông tiện do tràng táo dịch khô gây nên, người xưa gọi là lấy thuốc bổ dùng làm thuốc tả. Ngoài ra bài này còn dùng chữa chứng vị âm bất túc, rêu lưỡi gại sáng, miệng khô môi táo, còn gọi còn có thể gia các vị dưỡng âm sinh tân như Sa sâm, Thạch hộ, Ngọc trúc.
  • Cách gia giảm: Người bị đại tiện kết nặng có thể gia mang tiêu, Đại hoàng tức là Tăng dịch thừa khí thang.
  1. CAM MẠCH ĐẠI TÁO THANG – Kim quỹ yếu lược
  • Dùng Cam thảo 12g; Tiểu mạch 40g; Đại táo 10 quả.
  • Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, chia uống 2 lần.
  • Tác dụng: Dưỡng tâm an thần, Chữa chứng bệnh tạng buồn bực, gặp việc bi thương muốn khóc, tinh thần hoảng hốt, không tự chủ được, buồn bực bất an.
  • Giải: Trong bài này Cam thảo vị ngọt để hòa hoãn cấp tính; Tiểu mạch, Đại táo dưỡng tâm, nhuận tóa, 3 vịhợp lại  thì dưỡng tâm ninh thần, tăng thêm công hiệu cam nhuận hoãn cấp chữa các chứng tinh thần không thư thái, can khí uất kết dẫn đến tạng buồn bực như thần kinh quá nhạy cảm, ngủ không yên, có lúc tự cảm thấy phiền muộn nóng nảy hoặc bi thương khóc lóc hoặc động kinh hoặc sợ sệt khôn gyên. Bài này bình đạm tùy chứng bệnh mà gia thêm thì sẽ có hiệu quả nhất định.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan