CÁC BÀI THUỐC HOẠT HUYẾT – PHẦN 4

Thuốc hoạt huyết có tác dụng hoạt huyết khử ứ, thích hợp với các chứng huyết hành bất sướng (không thư thái) các chứng ứ huyết làm trơ rngại bên trong. Trên lâm sàng thường ứng dụng các loại thuốc hoạt huyết chữa các chứng bệnh của hệ tim mạch, viêm gan mạn tính, xơ gan, tiểu són, di chứng của tai biến não xuất huyết, các bệnh ngoại khoa, viêm các khớp do các loại phong thấp, u bưới, các bệnh phụ khoa, các bệnh ngoại thương (tai nạn)…

Chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc và phụ giải được sưu tầm và trích dẫn từ Sổ tay phương tế lâm sàng để bạn đọc tham khảo (tiếp)

  1. BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG – Y lâm cải thác
  • Thành phần: Sinh hoàng kỳ 40 – 160g; Đương quy vĩ 8g; Xích thược 6g; Địa long 4g; Xuyên khung 4g; Đào nhân 4g; Hồng hoa 4g.
  • Cách dùng: Lượng trên nguyên phương, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
  • Tác dụng: Bổ khí, hoạt huyết, khử ứ, thông lạc. Chủ trị bán thân bất toại, miệng mắt méo xệch, nói năng ngọng nghịu, khóc miệng chảy nước dãi hoặc tai nạn, nửa người dưới mềm yếu, đại tiện khô ráo, tiểu tiện nhiều lần mà xẻn hoặc đái són không cầm. Bệnh nhân có âm hư huyết nhiệt cấm dùng.
  • Giải: Phương này thuộc phối ngũ thuốc bổ khí với thuốc hoạt huyết khứ ứ. Hoàng kỳ dùng sống, lượng nhiều thì lực chuyên mà tính tẩu, đi khắp toàn thân đại bổ nguyên khí mà chữa chứng này (mềm yếu) hợp với  Quy vĩ, Xích thược, Địa long, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa nhiều vị hoạt huyết khử ứ nhưng từng vị thuốc này có liều lượng quá ít cho nên mục đích dùng phương này để hoạt huyết khứ ứ không ổn ở chỗ trục ứ mà ở chỗ hoạt huyết thông lạc cho nên mới dùng đại tễ Hoàng kỳ làm chủ. Phương này dùng trị di chứng của Trung phong có kết quả tốt.
  • Gia giảm: Ứng dụng lâm sàng, liều thuốc phương trên cần gia thêm; Hoàng kỳ có thể bớt đi  vào khoảng 40g.
  1. THẤT THIẾU TÁN
  • Dùng các vị Ngũ linh chi 240g; Bồ hoàng 160g.
  • Cách dùng:  Nghiền bột, mỗi lần dùng 8 – 12g, dùng bào vải bọc thuốc rồi sắc với nước chia 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng: Hành huyết, tán ứ, chỉ thống. Chủ trị các loại ứ huyết tích trệ gây đau, thông kinh, sản hậu máu xấu không ra. PHỤ NỮ CÓ THAI CẤM DÙNG.
  1. THẤT LY TÁN

Xạ hương

12 g

Băng phiến

12 g

Nhi trà

80 – 160 g

Một dược

60 g

Chu sa

48 g

Hồng hoa

60 g

Huyết kiệt

400 g

Nhú hương

60 g

  • Cách dùng: Nghiền thành bột, mỗi lần 0,6 – 1g ngày 1 – 2 lần uống với rượu nóng hoặc nước nóng, có thể dùng ngoài.
  • Tác dụng: Hoạt huyết khử ứ, chỉ thống chỉ huyết. Chủ trị Trật đả quyện thương, đau do huyết ứ, vết thương chảy máu không cầm. Phụ nữ có mang không được dùng.
  1. LÊ ĐÔNG HOÀN

Ngưu hoàng

10 g

A ngùy

40 g

Nhũ hương

80 g

Thiên trúc hoàng

80 g

Tất hoàn (chế)

80 g

Xạ hương

10 g

Huyết kiệt

80 g

Một dược

80 g

Băng phiến

10 g

Hung hoàng

80 g

Sâm tam thất

80 g

Nhi trà

80 g

Đạihoàng

80 g

 

 

  • Cách dùng: Nghiền các vị thành bột mịn, thêm mật từ 20 – 30% hòa giấm 24g cho đều rồi viên thành hoàn. Mỗi đợt theo như trên chế ra được khoảng 9640 viên. Mỗi lần uống 0,5 – 1 viên với rượu nóng hay nước nóng. Thuốc này có độc, không uống quá liều.  Nếu dùng ngàoi lấy viên thuốc mài giấm mà đắp.
  • Tác dụng: hành huyết tán ứ, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống. Chủ trị trật đả quyện thương, ứ huyết ngưng trệ sưng đau. Ung thư nhọt độc, phụ nữ có mang cấm uống.
  1. Ngoài ra còn có một số thang hoạt huyết hóa ứ, tiêu thũng chỉ thống như:

TRẬT ĐẢ HOÀN

Lưu ký nô

Cát cánh

Tự nhiên đồng

Cốt toái bổ

Chỉ xác

Phòng phong

Mộc thông

Đào nhân

Đan bì

Điền qua tử

Địa miết trùng

Đương quy

Huyết kiệt

Tam lăng

Cam thảo

Hồng hoa

Bạch thược

Tô mộc

Chế nhũ hương

Chế một dược

Khương hoàng

Xích thược

Tam thất

Tục đoạn

  • Chỉ định dùng trật đả quyện thương, vết thương sưng có màu tím bầm, đau liên miên, phụ nữ có thai không được dùng.

THƯƠNG THỐNG ĐÌNH PHIẾN

  • Dùng các vị thuốc Chế nhũ hương; Chế một dược; Cam tùng. Diên hồ sách; Tế tân; Chế hương phụ; Sơn tam nại, Bạch chỉ.
  • Mỗi lần 5 phiến, ngày 2 – 3 lần. có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, chỉ thống. chỉ định dùng Trật đả quyện thương.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan