CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA CẢM MẠO, CẢM CÚM

 

  1. Dùng Gừng, Hành
  • Gừng tươi 15g thái lát, 3 củ hành trắng, cho vào 500ml nước đun sôi kỹ, cho vào 20g đường đỏ. Uống nóng, uống hết trong 1 lần. uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi.
  • Tác dụng trừ phong hàn, cảm nhiệt, đau đầu không ra mồ hôi. CHủ trị phong hàn thời tiết giá lạnh, người bệnh vừa rét vừa sốt, không ra mồ hôi, nhức đầu, toàn thân rét run, chảy nước mũi, ho ,đờm trắng, lỏng, mạch phù.
  1. Gừng tươi,lá tía tô
  • Gừng tươi 15g, lá tía tô 10g. Cho vào 500ml nước. Dùng nối đất hoặc chậu sắt tráng men đun sôi, cho vào 20g đường đỏ. Uống ngày 2 lần.
  • Chủ trị phong hàn, cảm mạo. Có tác dụng chữa trị buồn nôn, đau dạ dày, trướng bụng, phụ nữ có thai bị cảm mạo dùng rất tốt.
  1. Lá dâu, hoa cúc, cam thảo
  • Lá dâu, hoa cúc, cam thảo mỗi thứ 10g. Cho đủ nước sắc kỹ, uống thay nước chè.
  • Tác dụng trừ phong tán nhiệt, mát phổi, cắt cơn ho. Chủ trị phong nhiệt cảm mạo (bệnh lúc thời tiết ấm áp hoặc nóng bức gây phát sốt, nhức đầu, ngạt mũi, ra mồ hôi ít hoặc không ra, đau họng, miệng khô, ho ra đờm, màu vàng, lưỡi trắng mạch phù). Đối với bệnh phong nhiệt cảm mạo, dùng bài thuốc này rất có hiệu quả.
  1. Hoa cúc, đường.
  • Dùng hoa cúc 30 cho vào ấm hãm với nước sôi, cho vào 1 ít đường trắng, uống thay nước chè.
  • Tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, giải độc, cắt cơn ho.
  1. Hương nhu, hậu phác, đậu biển
  • Hương nhu 30g, hậu phác 10g, đậu bạch biển 20g (sao vàng). Cho vào nước sắc kỹ trong khoảng 30 phút bỏ bã uống nước. Mỗi ngày uống 3 đến 4 lần.
  • Tác dụng ra mồ hôi, giảm sốt, dùng điều trị cảm mạo do nóng, thấp (thường thấy vào mùa hè nóng bức, cơ thể bị nóng ấm thấp sinh bệnh, sốt tương đối cao, có mồ hôi mà không ra được, mồ hôi ra thì giảm nóng, mồ hôi ngừng thì lại sốt, nhức đầu, thân thể mệt mỏi, tức ngực, buồn nôn, lưỡi vàng hoặc trắng, mạch nhu).
    • Những người mắc chứng sốt cao, mồ hôi ra nhiều mà không rét dữ dội, tim hồi hộp, miệng khát nước không nên dùng bài này.
  1. Hoắc hương, gạo tẻ
  • Lá hoắc hương tươi 20g, sắc kỹ, cho vào 1 ít đường trắng. Mỗi ngày uống 3 đến 4 lần. Hoặc dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo, cho nước hoắc hương vào ăn nóng.
  • Tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, ra mồ hôi. Bài thuốc này chữa các chứng các chứng sốt rét, cảm mạo, nhức đầu, tiêu hóa khó kahưn, buồn nôn. Mùa hè nóng bức, có thể ăn cháo hoắc hương thường xuyên có thể bổ dưỡng cơ thể, giữ gìn sức khỏe.
  1. Rau cải, đậu phụ, gừng tươi
  • Rau cải 500g, đậu phụ 3 miếng (3 bìa đậu), trám muối 4 quả, gừng tươi 15g. Cho vào 4 bát nước sắclấy 1 bát. Uống nóng, uống xong đắp chăn kin toàn thân cho ra mồ hôi.
  • Tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, giảm đau. Chủ trị cảm, ngạt mũi, nhức đầu, sợ lạnh, không ra mồ hôi, đắng miệng,. miệng khô, không muốn ăn.
  1. Quả đào, hành, gừng tươi
  • Quả đào 25g, hành 25g, gừng tươi 25g, lá chè 15g. Cho vào 1 bát nước, sắc kỹ, bỏ bã, uống nước.
  • Tác dụng giải cảm, ra mồ hôi, giảm đau, giải nhiệt.
  1. Gừng tươi, hành củ, củ cải
  • Gừng tươi 15g, hành 6 củ, củ cải 1 củ. Dùng 3 bát nước lần lượt cho củ cải gừng và hành vào sắc kỹ, lấy 1 bát nước, bả bã, uống nước.
  • Tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, cắt cơn ho.
  1. Cây mùi, đường mạch nha
  • Cây mùi 25g, đường mạch nha 25g, 3 thìa nước cơm. Đun nhỏ lửa cho đến khi đường tan hết là được. Ăn hết trong 1 lần.
  • Tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, cắt cơn ho.
  1. Ô mai, đường đỏ.
  • Ô mai 4 quả, đường đỏ 100g. Sắc lấy 1 bát nước, chia làm 2 lần uống hết.
  • Tác dụng trừ phong, thanh nhiệt chủ trị cảm phong, cảm mạo, phát sốt.
  1. Lá chè, tử tô
  • Lá chè 5g đem sao, tía tô 5g, muối rang 10g. Dùng 1 bát nước, cho chè, tía tô vào sắc kỹ, hòa tan với muối rang 10g. Dùng 1 bát nước, cho chè, tía tô cho sắc kỹ hòa tan muối, bỏ bã uống dần dần.
  • Tác dụng thanh nhiệt, khỏi khản tiếng chủ trị cảm mạo dẫn đến khản tiếng.

     Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.
 

Bài viết liên quan