MỘT SỐ BỆNH XƯƠNG KHỚP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

PHẦN 2 – THOÁI HÓA KHỚP VÀ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và đau nhức khớp đều thuộc phạm vi chứng tý của y học cổ truyền (tý nghĩa là tắc lại) có nguyên nhân là do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn, thấp nhiệt xâm phạm vào cân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây các chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp.

2. Thoái hóa khớp: theo y học cổ truyền  thì hư kết hợp với phong hàn, thấp gây ra.

Triệu chứng: giống kiểu phong hàn thấp tý thiên về hàn tý kèm thêm triệu chứng về can thận, hư như đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế.

- Phương pháp chữa: bổ can thận khu phong trừ thấp, tán hàn. Thuốc bổ thận dùng nhiều thuốc bổ thận dương như tục đoạn, thỏ ty tử, ba kích, đỗ trọng, bổ cốt chỉ..

- Bài thuốc có thể dùng là Độc hoạt ký sinh thang, Tam tý thang gia giảm.

- Châm cứu: Cứu là chính vào các huyệt bổ thận như Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Tam âm giao… tại chỗ châm bổ, ôn châm vào các huyệt tại khớp đau và vùng lân cận.

3. Viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh kéo dài thường có đợt tiến tiển cấp như sưng, nóng, đỏ, đau các khớp, hay gặp ở các khớp nhỏ, đối xứng với nhau. Vị trí các khớp bị viêm là khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón tay, ngón chân, bàn chân, đầu gối, có khi cả khớp háng và đốt sống. Lâu ngày các khớp biến dạng, dính cứng làm hạn chế vận động hoặc mất vận động.

3.1. Viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp mà y học cổ truyền gọi là phong thấp, nhiệt tý. Triệu chứng lâm sàng và cách chữa giống như thể viêm khớp của bệnh tim.

- Triệu chứng: Các khớp sưng, nóng đỏ, đau (hay xuất hiện đối xứng), cự án, ngày nhẹ, đêm nặng, co duổi, cử động khó khăn, sốt ra mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác.

- Phương pháp: Khu phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi niệu, trừ thấp (thanh nhiệt khu phong hóa thấp)

- Bài thuốc 1:

Hy  thiêm

16 g

Nam độc lực

10 g

Rễ cây cà gai

10 g

Ngưu tất

12 g

Huyết dụ

10 g

Kê huyết đằng

12 g

Rễ cây cho đẻ

10 g

Sinh địa

12 g

  • Bài số 2: Bạch hổ quế chi thang gia giảm

Thạch cao

40 g

Tri mẫu

12 g

Quế chi

6 g

Hoàng bá

12 g

Tang chi

12 g

Ngạch mễ

12 g

Phòng kỷ

12 g

Kim ngân

20 g

Nếu có hồng ban nút hoặc khớp sưng đỏ nhiều thêm Đan bì 12g; Xích thược 8g; Sinh địa 20g.

  • Bài số 3: Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm:

Quế chi

8 g

Bạch thược

12 g

Cam thảo

6 g

Ma hoàng

8 g

Liên kiều

12 g

Tri mẫu

12 g

Bạch truật

12 g

Phòng phong

12 g

Kim ngân hoa

16 g

 

 

3.2. Viêm khớp dạng thấp kéo dài:

  • Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, ra nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác, đông y gọi là thấp nhiệt thương âm.
    1. Phương pháp chữa là: bổ âm thanh nhiệt khu phong trừ thấp.
    2. Bài thuốc: Vẫn dùng các bài thuốc trên nhưng bỏ quế chi mà thêm  các thuốc dưỡng âm thanh nhiệt như sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì, sa sâm, miết giáp, thạch hộc…
    3. Châm cứu các huyệt tại khớp sưng đau và vùng lân cận, toàn thân châm huyệt hợp cốc, Túc tam lý, Huyết hải, đại chùy…
  • Nếu viêm khớp có biến chứng teo cơ, dính cứng khớp, đàm ứ ở kinh lạc:
    1. Phương pháp chữa: nếu còn sưng đau các khớp khu phong thanh nhiệt, trừ thấp, thêm các thuốc trừ đàm.
    2. Bài thuốc: dùng các bài thuốc ở phần trên, thêm các thuốc Nam kinh chế 8g; Bạch giới tử sao 8g; Cương tàm 12g; Đào nhân 8g; Hồng hoa 8g; Xuyên sơn giáp 8g;
    3. Châm cứu các huyệt phần trên, kèm theo xoa bóp các khớp bằng ấn day lăn véo các khớp và quanh khớp.
    4. Vận động: vừa vận động vừa xoa bóp theo các tư thế động tác cơ năng. Vận động từng bước, động viên người bệnh chịu đựng, tới lúc các khớp phục hồi các động tác. Người bệnh cần thường xuyên luyện tập đi, co duỗi theo các động tác cơ năng. Xoa bóp và vận động là phương pháp chủ yếu quyết định kết quả chữa bệnh giai đoạn này.

3.3. Đề phòng tái phát viêm khớp dạng thấp

Sau khi bệnh ổn định, các khớp hết sưng nóng, đỏ đau cần đề phòng tái phát bằng biện pháp bổ can thận, lương huyết, khu phong, trừ thấp. Dùng bài thuốc:

Sinh địa

12 g

Huyền sâm

12 g

Phụ tử chế

6 g

Tang ký sinh

12 g

Thạch hộc

12 g

Hà thủ ô

12 g

Ngưu tất

16 g

Phòng phong

12 g

Thổ phục linh

16 g

Kim ngân dây

16 g

Ý dĩ

12 g

Tỳ giải

12 g

Tán nhỏ, dùng hàng ngày 40g sắc uống, hoặc dùng bài thuốc trên sắc uống mỗi tuần 3 thang trong 6 ngày.

Hoặc dùng Độc hoạt ký sinh thang dạng bột hay dạng thuốc sắc để bổ can thận, khí huyết kết hợp với khu phong, hoạt huyết (thêm phụ tử chế).

Độc hoạt

12 g

Phòng phong

16 g

Tang ký sinh

16 g

Tế tân

8 g

Tấn giao

8 g

Ngưu tất

12 g

Đỗ trọng

12 g

Quế chi

8 g

Sinh địa

12 g

Bạch thược

12 g

Đương quy

8 g

Đảng sâm

12 g

Phục linh

12 g

Cam thảo

6 g

Phụ tử chế

8 g.

 

 

Xoa bóp, luyên tập thường xuyên rèn luyện cơ thể thích ứng dần với hoàn cảnh thời tiết.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan