THOÁI HÓA KHỚP – VẤN ĐỀ KHÔNG CHỈ CỦA NGƯỜI GIÀ

Thoái hóa khớp được coi  là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố như di truyền, quá trình chuyển hóa hoặc chấn thương.

Thoái hóa khớp liên quan đến tất cả các mô của khớp động, biểu hiện cuối cùng là sự thay đổi hình thái, sinh hóa và phân tử của tế bào sụn dẫn đến mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương ở rìa khớp và xơ hóa xương dưới sụn.

Thoái hóa khớp có thể gặp ở mọi dân tộc, điều kiện khí hậu, địa lý hay kinh tế. tấn số mắc thường tăng daàn theo tuối song không loại trừ một lứa tuổi nào. Theo thống kê nhận thất tỷ lệ nam nữ mắc là ngang nhau tuy vậy ở nữ nguy cơ mắc tại khớp gối cao hơn nam, trong khi nam có nguy cơ thoái hóa khớp háng cao hơn.

Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu đưa ra gồm có 2 dạng là nguyên nhân cơ học do chấn thương gây suy yếu tổ chức của sụn khớp; nguyên nhân tế bào do tế bào sụn bị cứng lại do tăng áp lực giải phóng enzyme tiêu protein làm hủy hoại các chất cơ bản trong tổ chức sụn là nguyên nhân gây ra thoái khớp.

Thoái hóa khớp được phân chia thahf hai loại là nguyên phát và thứ phát:

  • Thoái hóa nguyên phát:
    • Do lão hóa: đây là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn thường sau 60 tuổi, tổn thương nhiều vị trí, tiến triển chậm, mức độ không nặng.
    • Do di truyền: chịu ảnh hưởng của hàm lượng collagen và khả năng tổng hợp PG của sụn cũng như sự đa dạng về hình thể của gen collagen.
    • Yếu tố nội tiết và chuyển hóa: mãn kinh và đái tháo đường, tình trạng loãng xương do nội tiết.
  • Thoái hóa khớp thứ phát: phần lớn là do nguyên nhân cơ giới, bệnh phát sinh làm thay đổi đặc tính của sụn và làm hư hại bề mặt của khớp. thường gặp tuổi dưới 40, khu trú, tiến triển nhanh và nặng
    • Tiền sử chấn thương: gãy xương khớp, đứt dây chằng, tổn thương sụn, vi chấn thương liên tiếp do nghề nghiệp.
    • Dị dạng bẩm sinh và rối loạn phát triển gây loạn sản và trật khớp háng bẩm sinh.
    • Có tiền sử bệnh xương như cắt sụn hoặc có bệnh xương như hoiạ tử xương…
    • Có rối loạn chảy máu: bệnh nhân Hemophilie cótràn máu khớp gối, cổ chân, khuỷu tay sai sang chấn. Tràn máu tái phát gây tăng sinh màng hoạt dịch, làm tăng nặng tình trạng thoái hóa khớp thứ phát.
    • Các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa.

Trên lâm sàng nhận thấy có đặc điểm lâm sàng như:

  • Đau khớp khi có vận động; có thể đau âm ỉ hoặc tăng khi vận động, giảm đau khi nghỉ ngơi. Các cơn đau thường diễn biến thành từng đợt, dài ngắn khác nhau hoặc đau thường trực tăng dần.
  • Hạn chế vận động: khi bước hoặc lên đứng lên ngồi xuống, đi bộ đều gây đau.
  • Có biến dạng khớp gối.
  • Có tiếng lục cục trong khớp, cứng khớp vào buổi sáng, teo cơ, tràn dịch khớp gối có thể gây viêm thứ phát.

Tình trạng thoái hóa khớp phụ thuộc vào tuổi và giới, tùy theo nam hay nữ mà nguy cơ mắc khớp gối hay háng có khả năng cao hơn. Việc điều trị chủ yếu đảm bảo mục tiêu giảm đau; duy trì khả năng vận động; hạn chế sự biến dạng ổ khớp; tránh tác dụng không mong muốn của thuốc và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

  • Điều trị nội khoa: sử dụng biện pháp vật lý trị liệu nhằm giảm đau, duy trì dinh dưỡng cơ cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp. Hướng dẫn người bệnh chế độ vận động, giảm trọng lượng nếu người bệnh có béo phì. Việc dùng thuốc cần được sự tư vấn và hướng dẫn của thày thuốc chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc vì những thuốc điều trị hiện này thường có rất nhiều tác dụng không mong muốn.
  • Điều trị ngoại khoa thường được sử dụng khi điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc tổn thương làm hạn chế quá lớn chức năng của khớp.

Phòng bệnh là việc làm hết sức cần thiết. Trong sinh hoạt hàng ngày cần chống tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt; tránh không để xảy ra các động tác quá mạnh và đột ngột; chống béo phì; thường xuyên kiểm tra sức khỏe xương khớp với những trường hợp người phải lao động nặng.

Cần phát hiện sớm dị tật của xương, vận động và thể thao hợp lý; người đã có bệnh cần có biện pháp khắc phục để thích nghi với nghề nghiệp của mình tránh cho khớp quá tải.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan