ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG VÀ ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA

1. Đau cột sống thắt lưng

Là biểu hiện rất hay gặp chiếm tới 80% người có biểu hiện đau trong đời. Tuổi thường bắt đầu bị là khoảng 30 đến 50 tuổi và tỷ lệ này tương đương giữa nam và nữ. Bệnh là nguyên nhân gây giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 với chi phí điều trị khá tốn kém.

Nguyên nhân: hay gặp là chấn thương cơ, dây chằng cột sống, thoái hóa khớp và đĩa đệm. Việc chẩn đoán nguyên nhân rất khó khăn vì có thể đau do bệnh toàn thân.

  • Do nguyên nhân cơ học (97%): do căng cơ, bong gân (70%), thoái hóa đĩa đệm, diện khớp, thoát vị đệm, hẹp ống sống, hẹp lún do đốt loãng xương, bệnh lý cột sống, gãy xương do chấn thương, bệnh bẩm sinh, trượt đốt sống, tiêu đôt sống, vỡ bên trong đĩa đệm,chệch đĩa đệm đốt sống.
  • Không do nguyên nhân cơ học (1%): Ung thư, nhiễm khuẩn, 

Viêm khớp, viêm cột sống dính khớp…

  • Bệnh nội tạng (2%): bệnh lý vùng tiểu khung, tiền liệt tuyến; sỏi thận, viêm thận bể thận, áp xe quanh thận; phình động mạch chủ, bệnh tiêu hóa như viêm túi mật, loét dạ dày tá tràng.

2. Đau dây thần kinh tọa

Là hội chứng thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ; ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động đặc biệt là lao động chân tay.

Nguyên nhân: gây đau thần kinh tọa thường do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn do những tổn thương cột sống thắt lưng:

  • Thoát vị đĩa đệm thường xảy ran gay sau chấn thương và gắng sức, đau tăng khi ho và hắt hơi, có các triệu chứng của cột sống như vẹo cột sống, co cứng cơ cạnh cột sống…
  • Các bất thường vùng cột sống thắt lưng như loại mắc phải do trượt cột sống TL5, thoái hóa các khớp liên cuống đốt sống gây phì đại cuống đốt sống, hẹp ống dẫn đến chèn ép một hoặc nhiều rễ thần kinh; Các bất thường có thể do bẩm sinh: hẹp ống sống bẩm sinh; các nguyên nhân trong ống sống như u tủy và màng tủy cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Ngoià ra còn có nhiều nguyên nhân khó chẩn đoán hoặc nằm trên đường đi của dây thần kinh như viêm khơp cùng chậu, khối u vùng đáy chậu gây chèn ép.

3. Triệu chứng trên lâm sàng thường gặp của đau dây thần kinh:

  • Đau là triệu chứng nổi bật, ban đầu xuất hiện đau vùng thắt lưng, vài giờ sau nếu nhanh hoặc vài ngày nếu chậm, đau lan xuống mông, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh. Người bệnh có thể đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho và hắt hơi, cúi. Đau tăng về đêm và giảm đi khi nằm yên trên giường cưng, co gối lại. Cảm giác kiến bò, tê cứng hoặc như kim châm bờ ngoài bàn chân chéo qua mu đến ngón chân út. Một số người bệnh có đau khi đi tiểu tiện do tổn thương rộng xâm phạm các rễ thuộc đám rối thần kinh đuôi ngựa.
  • Khám bệnh thấy có phản ứng co cứng cơ cạnh cột sống, mất đường cong sinh lý, vẹo cột sống, các tư thế chống đau, gãy khúc đường gai sống…

Để xác định chính xác cần có các kiểm tra cận lâm sàng cần thiết cũng như cần chụp X – Quang và MRI.

4. Điều trị

Tùy theo nguyên nhân và bệnh cảnh.

Điều trị nội khoa chủ yếu điều chỉnh chế độ vận động và dùng vật lý trị liệu như nằm nghỉ tại chỗ trong giai đoạn đầu khoảng 1 tháng, vận động hợp lý trong những giai đoạn sau, vận động nhẹ nhàng để tăng dần độ chắc của cơ cạnh cột sống.

Trong vật lý trị liệu dùng nhiệt xoa nắn chỉnh, châm cứu, kéo giãn cột sống…động viên giúp đỡ người bệnh kết hợp nghỉ ngơi thư giãn. Nếu cần phải dùng thuốc cần có ý kiến của chuyên gia, không  tự ý dùng thuốc.

Các trường hợp tìm thấy nguyên nhân mà điều trị không hiệu quả; các khối u lành tính chèn ép gây đau đớn…có thể tiến hành phẫu thuật.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan