CÁC BÀI THUỐC TRỊ BỆNH PHONG TÊ THẤP – PHẦN XXIX – TÊ THẤP TÁN

Là bệnh hay gặp ở nhiều đối tượng khác nhau với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ đau các khớp, gây đau đớn cho người bệnh và phiền toái cho họ, nhiều biến chứng nguy cơ dầy dính khớp, giảm vận động, teo cơ là rấ lớn. Chúng tôi xin giới thiệu những bài thuốc chữa chứng Phong tê thấp quí được sử dụng dựa trên kinh nghiệm dân gian và điều trị của nhiều lương y từ xưa đến nay, hy vọng sẽ mang lại tham khảo hữu ích cho bạn đọc.

BÀI THUỐC TÊ THẤP TÁN

Cốt khí căn

28 g

Cốt toái bổ

12 g

Hà thủ ô chế

20 g

Trần bì

4 g

Thiên niên kiện

8 g

Quế tiêm

4 g

Xương bồ

8 g

Ngưu tất

12 g

Hy thiêm

12 g

Trinh nữ

12 g

Hoa đu đủ đực

8 g

Cam thảo

4 g

Dây đau xương

12 g

Xương truật (tẩm nước gạo sao vàng)

12 g

Ngũ gia bì

8 g

 

 

  • Chủ trị: Tê thấp: da thịt, khớp xương đau nhức, sưng to, nặng nề hoặc tê dại, có khi từng khớp sưng tấy đỏ đau nóng, phát bệnh có khi đột ngột, có khi từ từ.

Bài này kiêm trị cả phong hàn thấp tỳ và nhiệt tỳ khác nhau ở chỗ gia giảm vị thuốc và liều lượng của vị thuốc cho phù hợp với từng loại hình bệnh cảnh trên thực tế lâm sàng như sau:

  • Loại phong hàn thấp tý:
    • Hành tý (phong thắng) chứng chủ yếu chân tay, thân mình, khớp xương đau nhức không ở một chỗ nhất định mà khi ở chỗ này lúc chạy chỗ khác thì dùng bài trên gia thêm lượng của Trinh nữ từ 12 lên 16g; Hy thiêm từ 12 lên 16g;
    • Thống tý (hàn thắng) chứng chủ yếu chân tay thân mình, khớp xương đau nhức một chỗ cố định không di chuyển. Đau kịch liệt như dùi đâm, càng lạnh càng đau, khớp xương khô, khó co duỗi. chỗ đau không đỏ, sờ không nóng thì gia thêm lượng của thiên niên kiện từ 8 lên 12g; Quế tiêm từ 4 lên 8g;
    • Trước tý (thấp thắng) chứng chủ yếu chân tay thân mình nặng nề, da thịt tê dại, đau cố định một chỗ không chạy thì dùng bài trên gia thêm lượng của Xương truật từ 12 lên 16g; Ngũ gia bì từ 8g lên 12g;
  • Loại nhiệt tý: Chứng trạng chủ yếu: khớp xương đau nhức, chỗ đau sưng tấy đỏ, nóng, dùng thức mát thì dễ chịu, một hoặc nhiều khớp xương hoạt động khó khăn, phần nhiều có phát sốt, sợ gió, miệng khát, tâm phiền không yên dùng bài trên nhưng Bỏ Quế tiêm và gia thêm SInh địa 10g; Cát căn 16g.
  • Cách dùng liều lượng: Các vị trên sấy khô, trộn đều các vị thuốc theo liều lượng của từng bài riên biệt, tán bột mịn và để riêng từng loại bột theo từng bệnh, gặp trường hợp nào dùng bài đó.
    • Đối với từng loại hình bệnh (hành tý, thống tý, trước tý) thuộc phong hàn thấp thấp tý: Sauk hi được chẩn đoán chính xác thì dùng 100g bột thuốc của bài thuốc phù hợp ngâm với 100ml nước sôi trong 30 phút, sau đó gia thêm 500ml rượu trắng 45 độ, ngâm thêm 24h. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 30ml (1 chén con ) trước khi ăn và đi ngủ. (người không uống được rượu thì pha thêm nước sôi vào 30ml rượu mỗi lần uống cho nhẹ.
    • Đối với loại hình bệnh thuộc về thể nhiệt tý thì lấy 50g thuốc theo bài thuốc phù hợp rồi cho vào sắc với 400ml nước lấy 100ml thuốc chia uống 3 lần trong ngày (sáng, chiều , tối).
  • Chú ý: Sử dụng thang với thuốc bột cần phải chẩn đoán xác định là tê thấp thuộc loại nào thì dùng thuốc bột theo loại hình đó và tùy sự biến chứng của từng loại mà uống với thang như sau:
    • Nếu phù nề bụng và chân: Lấy 16g rễ cây dứa dại cho vào sắc 400ml nước lấy 200ml nước thuốc uống với 50g bột thuốc chia uống 3 lần trong ngày (sáng, chiều tối). Phù nề rút thì thôi ngay, không dùng dứa dại nữa.
    • Nếu mẩn ngữa dữ dội ngoài da thang bằng: Ké đầu ngựa 8g;thổ phục linh 20g; Huyền sâm 12g, sắc với 400ml nước lấy 200ml thuốc uống với 50g bột chia làm 3 lần trong ngày (sáng, trưa, tối) nếu khỏi mẩn ngứa thì thôi ngay không dùng nữa.
    • Phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt, huyết có hòn cục, ra khí hư hoặc đau vùng dạ con, thang bằng: Địa du 16g; Bạch đồng nữ 12g; Ngải diệp 8g; Ích mẫu 12g; Cho vào 400ml nước sắc lấy 200ml thuốc uống với 50g bột thuốc chia 3 lần trong ngày. Hết rối loạn kinh nguyệt, khí hư và đau bụng thì thôi không dùng thang nữa.
    • Tát cả các trường hợp hết biến chứng thì thôi không dùng thang nữa nhưng vẫn uống tiếp tục thuốc ngâm rượu và sắc như trên theo từng loại bệnh
  • Kết hợp thuốc uống trong với thuốc ngâm đắp ngoài:
    • Bã rượu thuốc còn lại cho thêm: Lá bưởi tươi 400g; lá cúc tần tươi 400g; Lá sả tươi 100g; đun trong 15 phút, đổ ra chậu để vừa nóng, cho 2 chân vào ngâm, ngâm đến khi nước nguội thì thôi.
    • Thuốc đồ ngoài tan sưng: Củ chìa vôi; Lá sài đất tươi; Lá ngải cứu tươi; Lá thầu dầu tươi, các vị bằng lượng nhau, giã nát nhuyễn, tối đi ngủ đắp vào chỗ đau băng lại, sáng bỏ đi, tối lại đắp miếng khác.
      • Nếu chỗ đau lạnh dùng: Củ sả tươi 20g; Ngải cứu tươi 20g; Gừng sống 5g; Các vị giã nát, sao nóng với rượu. Tối đắp vào chỗ sưng đau băng lại, ngày bỏ đi, tối lại đắp miếng khác.
      • Nếu chỗ ngoài da bị lở loét dùng: Hoa chổi xể sao vàng, tán bột mịn, rắc lên chỗ lở loét đã được rửa sạch.
  • Kiêng kỵ dùng các thực phẩm tanh như cua cá, gà, không dùng thịt chó, cà chua. Phụ nữ có thai cấm dùng.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan