CÂY LƯƠNG THỰC VÀ DẦU THỰC VẬT – PHẦN 5

GẠO DẺO

Gạo dẻo tức canh mễ, đại mễ, ngạnh mễ. Là nhân hạt của bông lúa, cây thuộc họ lúa (Poaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính: chất bột 78%, albumin 7%, chất béo, vitamin B1, photpho, canxi. Còn có acid hữu cơ, đường… 100g có thể cho năng lượng 345kcal. Thường nấu cháo để ăn. Có thể làm mạnh gân cốt, khỏe cơ bắp, mềm da, điều hòa tì vị. Là thực phẩm tốt cho người gia, trẻ bệnh tật, yếu ốm. Có thuyết cho rằng có thể dùng gạo thay cho sâm. Phần lớn dùng chung thực phẩm khác.

Tác dụng: Bổ trung ích khí, kiện tì vị, tiêu khát chỉ lỵ, bổ dưỡng cường tráng. Chủ yếu dùng để bổ dưỡng dạ dày, ruột, tiêu hóa kém, bụng đau kiệt lị, tuổi già thân yếu, hư nhược sau khi ốm dậy.

Cách dùng: nấu cháo, nấu thành cơm, nghiền bột.

Chữa trị một số bệnh:

Kiết lị nóng: Gạo dẻo 250g xay bột nước lấy nước bỏ vào bình hoặc lọ, bịt kín thả xuống giếng sâu hoặc chôn dưới đất ẩm ướt trong 24h, Lấy ra ăn.

Suy nhược sau ốm dạy: gạo dẻo cùng hạt sen vừa đủ đun thành cháo, ăn vào sáng và chiều.

Viêm dạ dày mạn tính: gạo dẻo 60g, phật thủ 15g, đường phèn. Đem Phật thủ đun thành canh bỏ bã, dùng nước phật thủ cho gạo đun thành cháo, ăn sáng chiều.

Đau sưng vòm họng, cảm gió, giảm béo: Gạo dẻo 60g, lá sen tươi 1 chiêc. Đem lá sen đun thành thang sau đó cho gạo nấu thành cháo, cho thêm đường trắng ăn sáng và chiều; Hoặc dùng Gạo dẻo 60g; bột phục linh 15g, đun với nhau thành cháo, cho thêm đường vừa đủ dùng.

Loét dạ dày và hành tá tràng: Gạo dẻo 60g; sa nhân 5g (nghiền thành bột), đem gạo nấu thành cháo, cháo chín nhừ cho sa nhân vào khuấy đều, đặt lên lò nhỏ lửa mà hầm. có thể ăn sáng và chiều.

Đi ngoài do tì vị hư hàn: Gạo dẻo 60g, nhân hạt dẻ 30g, táo tàu 10 quả, phục linh 12g. Đun chung thành cháo, ăn với đường trắng.

Phù, chân yếu, tuổi già phát phì, thiếu sữa sau khi sinh: gạo dẻo 100g; đậu đỏ 50g. Đun đậu gần chín, cho gạo vào nấu thành cháo để ăn.

Ho hen, phổi nóng, miệng khô, lưỡi rát: Dùng gạo dẻo 100g; mạch môn 20g, đường phèn vừa đủ. Đun thành cháo ăn vào buổi sáng.

GẠO NẾP

Gạo nếp (oryza sativa varglutinosa), còn gọi là nọa mễ, đạo mễ, giang mễ, nguyên mễ. là nhân của cây lúa nếp, thực vật thuộc họ Lúa (Poaceae). Tính ôn, vị ngọt, không độc. Thành phần chính gồm có tinh bột chiếm 75%, albumin 6,7%, chất béo, canxi, phôtpho, sắt, vitamin B1, PP, đường… 100g gạo nếp cho 347kcal.

Tác dụng: Bổ trung ích khí, ấm tì vị, thông tiểu tiện, giải độc trừ phiền, hay toát mồ hôi, tả, dạ dày, ruột hư hàn, đêm đi tiểu nhiều hay đi tiểu.

Cách dùng: Uống thì đun thành canh, nấu cháo hoặc cho viên hoàn tán. Đắp bên ngoài có thể nghiền thành bột.

Kiêng kỵ: bệnh phong nhiệt hoặc bệnh cảm mạo không nên dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Giải khát: gạo nếp (rang cho vàng), vỏ trắng rễ dâu mỗi thứ 30g, cho thêm 500ml nước, đun. Khi khát thì uống, không kể giờ giấc.

Hay ra mồ hôi trộm, chảy ra mồ hôi: Dùng gạo nếp, lúa mỳ cùng rang, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 9g với nước cơm hoặc nước cháo. Ngày 3 lần; Hoặc dùng Gạo nếp 100g (sao vàng), lúa mì ngậm sữa 50g (sao). Cùng nghiền thành thành bột nhỏ. Mỗi lần uống 10g với nước cơm hoặc nước cháo.

Đi lị cấm khẩu: Một bát lúa nếp rang cho nổ trắng, bỏ vỏ trấu trộn với nước gừng rồi sao cho thành bột. Mỗi ngày ăn 1 thìa với nước canh, ngày dùng 3 lần.

Giun chui ống mật: Bột gạo nếp, mật ong mỗi thứ 30g, cho thêm nước đánh thành hồ, đun chín mà ăn cho đến lúc hết đau mới uống thuốc giun.

Viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày: Gạo nếp cho thêm táo tàu vừa đủ đun thành cháo loãng mà ăn. Ngày 1 – 2 lần. Có thêm ít nho khô vào cháo đun chín để ăn.

Thiếu máu do thiếu sắt: Dùng gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g đun thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 – 2 lần.

Cơ thể suy nhược sau ốm dậy: Gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem đun thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.

Tiêu hóa kém hay đi lỏng: dùng gạo nếp, hạt sen, khoai mài lượng vừa đủ. Đun thành cháo mà ăn.

Tiêu hóa kém, hay đi lỏng: Gạo nếp, hạt sen, khoai mài lượng vừa đủ. Đun thành cháo mà ăn.

Trẻ em hay chớ sữa: Gạo nếp sao vàng đun nước cho uống.

Đái tháo đường: Dùng Hoa Gạo nếp (lúa nếp rang cho nổ trắng ra, sảy bỏ vỏ đi), vỏ lụa cây dâu (vỏ trắng) mỗi thứ 100g, sắc uống; Hoặc Gạo nếp 100g, đậu xanh 50g. nấu cháo lên ăn.

Tim đập mạnh, mất ngủ, chán ăn, phân nhão, phù thũng: Gạo nếp 250g, đảng sâm 10g; táo tàu 20 quả, đường trắng 50g. Trước tiên cho sâm, táo vào nước ấm ngâm 30 phút, gạo nếp vo sạch cho vào bát, đem nước và bã sâm, táo tàu vào sát gạo, xong đồ chín lên ăn.

Thở không tới, ho: Gạo nếp và đường phèn lượng vừa phải, đồ chín lên ăn.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan