TIỀU HỒI

  • Tên khoa học: Foeniculum vulgare Mill. Họ Hoa tán (Apiaceae) còn được gọi là Tiểu hồi hương – Hồi hương.
     
  • Bộ phận dùng: Quả chín đã chế biến khô của cây tiểu hồi 9Fructus Foeniculi), được ghi nhận vào Dược điển của TQ và VN.
     
  • Mô tả cây: Là dạng cây thảo, sống 2 năm hay nhiều năm, cao khoảng 0,6 – 1,5m, thân nhẵn, màu lục nhạt, lá mọc cách, co sbẹ phát triển, phiến lá xẻ lông chim 3 – 4 lần, thành những sợi dài nhỏ. Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn, cành hay ở nách lá, hoa nhỏ màu vàng lục, quả nhỏ hình bầu dục, lúc đầu xanh  sau già chuyển sang xanh nâu. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt của hồi, dễ chịu. Hoa tháng 6 – 8. Quả tháng 10.
  • Thu hái và chế biến: Cuối mùa thu, khi quả (Quen gọi là hạt) gần chín, khô, màu vàng nâu, nhổ lấy cây, phơi trong râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp dưới 45 độ C cho khô, rồi sẽ đập lấy quả. Nếu cây nhiều tán thì chỉ cắt những tán có quả chín trước.
     
  • Công dụng: Theo Đông y, tiểu hồi hương vị cay, tính ấm và 4 kinh Can, Thận, Tỳ, Vị. Có tác dụng lý khí, khai vỵ, trừ hàn, giúp tiêu hóa. Theo Tây y, còn thêm tác dụng: Trừ đờm, lợi sữa, lợi niệu, chống co cứng (co thắt). Dùng chữa các chứng bệnh: Ăn uống không tiêu, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, phụ nữ cho con bú ít sữa.
     
    • Liều dùng: 3 – 6g (sắc hoặc ngâm rượu hay tán bột cho con uống).
       
    • Lưu ý: Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng, không dùng. Dùng tiểu hồi liều cao có thể gây ra cơn động kinh. Có 2 loại tiểu hồi đắng và tiểu hồi ngọt. Tránh nhầm lẫn với câu thì là có hình dáng gần giống với tiểu hồi; Ngoài r có cây Dương hồi hương (Pimpinella anisum L , cùng họ Hoa Tán) có tác dụng gần như tiểu hồi.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
    • Bài số 1: Chữa chứng lạnh, đau bụng, tức ngực, người yếu mệt:

Hồi hương

4 g

Phụ tử

2 g

Nhục đậu khấu

4 g

Can khương

2 g

Mộc hương

4 g

Bạch truật

8 g

Nhân sâm

8 g

Cam thảo

4 g

Bạch linh

4 g

Đinh hương

2 g

Săc uống.

  • Bài số 2: Chữa thoát vị dịch hoàn :

Hồi hương

4 g

Hạt quít

6 g

Hạt quả vải

6 g

Ngô thù du

4 g

Bạch truật

4 g

Bạch linh

4 g

Sơn tra

4 g

Chỉ thực

4 g

Tán bột, luyện với mật ong làm viên, mỗi lần uống 8g; ngày 2 lần.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan