THUỐC CỐ SÁP – PHẦN III

Thuốc cố sáp là những bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng thu liễm như Phù tiểu mạch, Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu lệ có tác dụng cầm mồ hôi; Kim anh tử, Tang phiêu diêu, Sơn thù có tác dụng sáp tinh, cầm tiểu tiện; Khiếm thực, liên nhục, Xích thạch chi, Thạch lựu bì, Ô mai, Kha tử có tác dụng cầm tiêu chảy… Do vậy thường được dùng để chữa các chứng do âm dương khí huyêt hư tổn, chức năng tạng phủ bị rối loạn gây nên. Thực tế trên lâm sàng thường biểu hiện các triệu chứng như mồ hôi ra nhiều ( tự hãn hoặc đạo hãn), bệnh chứng tiêu chảy kiết lỵ kéo dài, di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần không tự chu, các chứng bệnh phụ khoa…

  1. SÚC TUYỀN HOÀN (Phụ nhân lương phương)
  • Thành phần gồm các vị Ô dược; Ích trí nhân lượng bằng nhau Thêm  Sơn dược nấu rượu lượng như trên.
  • Cách dùng: tán tất cả thành bột làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước sôi để nguội hoặc nước cơm có tác dụng ôn thận, trừ hàn sáp tiểu tiện.
  • Chủ trị chứng tiểu tiện nhiều lần hoặc trẻ nhỏ đái dầm do thận dương hư.
  1. DƯỠNG TẠNG THANG (Hòa tễ cục phương)

Bạch thược

64 g

Đảng sâm

24 g

Nhục đậu khấu (nướng)

20 g

Chích thảo

32 g

Kha tử bì

48 g

Đương quy

24 g

Bạch truật

24 g

Nhục quế

32 g

Mộc hương

56 g

Anh túc xác (tẩm mật sao)

124 g

  • Cách dùng: Anh túc xác có thể thay bằng Thạch lựu bì, tất cả tán bột thô, mỗi lần 8 – 12 g. Sắc nước uống nóng. Có thể thay bằng thuốc thang, sắc uống. Lượng gia giảm tùy theo tình hình bệnh tật.
  • Tác dụng Ôn bổ khí huyết, sáp tràng cố thoát.
  • Giải: Bài này chỉ trị chứng tiêu chảy hoặc lỵ kéo dài do tỳ thận hư hàn nặng, có thể kèm theo sa trực tràng thường kèm theo đau bụng âm ỉ; chườm nóng giảm đau, người mệt mỏi chán ăn, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch chậm nhỏ: Đảng sâm, Bạch truật có tác dụng ích khí, kiện tỳ là chủ Dược; Nhục đậu khấu, nhục quế ôn tỳ thận để chỉ tả; Kha tử, Anh túc xác sáp tràng cố thoát; Mộc hương điều khí lý tỳ, giảm bớt tính nên trệ của thuốc cố sáp; Đương quy, Bạch thược có tác dụng dưỡng huyết hòa huyết; Chích thảo giúp ích khí hòa trung diều hòa các vị thuốc. Các vị thuốc hợp lại có tác dụng ôn trung sáp tràng, bổ dưỡng tạng khí đã bị tổn thương nên gọi là bài Dưỡng tạng thang.
  • Trên lâm sàng, bài thuốc chủ yếu dùng để trị chứng tiêu chảy kiết lỵ kéo dài do tỳ thận dương hư:
    • Nếu dương hư nặng, tỳ thận hư hàn gia Can khương, Phụ tử để ôn bổ tỳ thận.
    • Nếu trườnghợp do tả lỵ lâu ngày khí hư, hạ hãm gây thoát giang (sa trực tràng) gia Hoàng kỳ; Thăng ma để bổ khí thăng đề. Bài thuốc chữa tốt với chứng kiết lỵ mãn tính, viêm đại tràng thể tiêu chảy.

Khi điều trị cần lưu ý người bệnh không được uống rượu, ăn chất dầu mỡ, tanh, các chất sống. Trường hợp có tích trệ chú ý gia thêm các vị thuốc tiêu thực đạo trệ.

  1. ĐÀO HOA THANG (Thương hàn luận)

  • Thành phần gồm các vị Xích thạch chi 32g; Gạo tẻ 20g; Can khương 8g;
  • Cách dùng: Lấy 1/2 Xích thạch chi sắc cùng Can khương và gạo tẻ, đợi lúc chín nhừ lấy nước ra uống với bột Xích thạch chi còn lại chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng ôn trung sáp tràng.
  • Giải: Bài này trong Thương hàn luận là bài chữa bệnh lý đau bụng,phân có máu mủ kéo dài lâu ngày không khỏi, tổn thương tỳ vị, chuyển thành chứng hư hàn, hoạt thoát cho nên phải dùng đến phép “ Ôn sáp cố thoát”. Trong bài Xích thạch chi có tác dụng sáp tràng cố thoát là chủ Dược; Can khương có tác dụng ôn trung tán hàn; Gạo tẻ giúp dưỡng vị, hòa trung.
  • Ứng dụng trên lâm sàng: Bài thuốc thường dùng chữa chứng tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi, trẻ em có khi bị sa trực tràng. Trường hợp khí hư gia Đảng sâm, Nhục khấu, có sa trực tràng gia Thăng ma, Hoàng kỳ. Nếu có bị Hàn nặng, sắc mặt tái nhợt, đau bụng chườm nóng giảm đau, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm trì nhược dùng Bào khương hay Can khương.
  1. XÍCH THẠCH CHI VŨ DƯ LƯƠNG THANG (Thương hàn luận)
  • Thành phần: Xích thạch chi 40g; Vũ dư lương 40g;
  • Cách dùng: sắc nước bỏ bã uống lúc nóng chia 3 lần. Tác dụng sáp tràng chỉ tả; chủ trị chứng tả lâu ngày không khỏi, nhưng không có tác dụng ôn trung mà có tác dụng cố sáp mạnh hơn.
  1. TRÚ XA HOÀN (Thương hàn luận)
  • Thành phần: Hoàng liên; Bào khương; Đương quy; A giao;
  • Chủ trị chứng cửu lỵ thương âm, đại tiện ra máu mủ, mót rặn, âm bị tổn thương, sinh nhiệt. Trong bài dùng Hoàng liên thanh nhiệt chỉ lỵ; Đương quy dưỡng âm huyết; Bào khương để ôn tán, khác với Đào hoa thang chữa chứng cửu lỵ thương dương, phương này chữa chứng cửu lỵ thương âm.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan