NHỮNG BÀI THUỐC BỔ KHÍ - Phần 2

Bài thuốc bổ khí là những bài thuốc chữa  hội chứng khí hư biểu hiện chủ yếu là Phế khí hư (ho, khó thở, cơ thể mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, sắc mặt tía nhợt hoặc tỳ khí hư (chân tay mệt mỏi, ăn kém, rối loạn tiêu hóa hoặc sa các tạng phủ như sa tử cung, sa dạ dày, thoạt vị bẹn…

  1. ĐIỀU BỔ TỲ PHẾ PHƯƠNG (Hải thượng Y tông tâm lĩnh)
  • Thành phần là bà Tứ quân tử thang gia giảm gồm các vị: Nhân sâm hoặc Dảng sâm 8g; Bạch truật (sao vàng) 8 – 12g; Phục linh (tẩm sữa) 8 – 12g; Chích thảo (tẩm mật sao) 3g; Thục địa (nướng cho thơm) 4 – 6g; Liên tử (bỏ vỏ ruột sao thơm) 4 – 8g; Gừng nướng 3 lát; Đại táo 2 quả.
  • Cách dùng: sắc nước uống.
  • Tác dụng: Kiện tỳ khí, dưỡng tỳ âm. Chữa trị chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, suy dinh dưỡng có kết quả tốt.
  1. BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG (tỳ vị luận)

Hoàng kỳ

20 g

Chích thảo

4 g

Thăng ma

4 – 6 g

Đảng sâm

12 – 16 g

Đương quy

12 g

Sài hồ

6 – 10 g

Bạch truật

12 g

Trần bì

4 – 6 g

  • Cách dùng: sắc nước uống.
  • Tác dụng: Điều bổ tỳ vị, thăng dương ích khí.
  • Giải: Là bài thuốc chủ yếu chữa tỳ vị khí hư hạn hãm, sinh ra triệu chứng sa nội tạng như sa dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng hoặc chứng tỳ khí hư không nhiếp thống được huyết gây chứng rong kinh ở phụ nữ hoặc kiết lỵ kéo dài. Trong bài: Hoàng kỳ có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương cố biểu là chủ được; Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo: ích khí bổ tỳ, kiện vị; Trần bì có tác dụng lý khí hóa trệ; Thăng ma, Sài hồ hợp với Sâm Kỳ để ích khí thăng đề; Đương quy bổ huyết hào vinh. Cá vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương cố biểu làm cho tỳ vị được cường tráng, trung khí được đầy đủ.
  • Ứng dụng trong lâm sàng:
    • Bài thuốc có thể dùng chữa cơ thể vốn hư nhược dễ bị cảm mạo, mệt mỏi ra mồ hôi.
    • Những trường hợp khí hư hạ hãm gây nên các chứng sa nội tạng như sa tử cung, sa thận, sa dạ dày, thoát vị bẹn hoặc sụp mi, dùng bài thuốc gia thêm Chỉ xác hoặc chỉ thực mới có kết quả tốt.
    • Trường hợp bệnh đường ruột mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, cơ thể hư nhược có thể dùng bài này có hiệu quả tốt.
    • Trường hợp bệnh đường ruột mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, cơ thể hư nhược có thể dùng bài này có hiệu quả tốt.
    • Trường hợp do khí huyết hư nhược gây nên sốt kéo dài cũng có thể dùng bài thuốc này có kết quả tốt gọi lag phép chưa Cam ôn trừ đai nhiệt.
  1. SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
  • Thành phần gồm Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 12g; mạch môn 12g; Ngũ vị tử 8g;
  • Cách dùng: sắc nước uống.
  • Tác dụng: ích khí liễm hãn, dưỡng âm sinh tân.
  • Giải: Bài thuốc này chủ yếu chữa chứng thương thử nhiệt, tân khí đều bị tổn thương nên dùng phép “Ích khí sinh tân” để chữa. Trong bài: Nhân sâm hoặc Đảng sâm cso tác dụng bổ ích khí sinh tân là chủ dược;; mạch môn dưỡng âm sinh tân đồng thời có tác dụng thanh phế; Ngũ vị tử có tác dụng liễm phế chỉ hãn hợp với mạch môn tăng thêm tác dụng sinh tân. Ba vị thuốc hợp lại, trong đó dùng 1 bổ, 1 thanh, 1 liễm nên có tác dụng ích khí liễm hãn, dưỡng âm sinh tân tốt.
  • Ứng dụng lâm sàng:
    • Bài thuốc chữa chứng cảm nắng mùa hè ra mồ hôi nhiều, miệng khát, mệt mỏi hoặc trong trường hợp thời kỳ hồi phục bệnh, nhiễm khí âm hư nhược đều dùng có kết quả tốt.
    • Trường hợp các bệnh viêm phế quản mạn, lao phổi có hội chứng âm bất túc dùng bài thuốc này có kết quả tốt cần gia thêm các vị Bách bộ, A giao, Khoản đông hoa, Tử uyển để nhuận phế chỉ khái.
    • Trường hợp bệnh suy nhược thàn kinh, người bứt rứt khó ngủ dùng bài thuốc này gia thêm Toan táo nhân, bá tử nhân để dưỡng tân an thần.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan