VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

1. Khái niệm:

Viêm khớp dạng thấp là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh khớp. Là bệnh mang tính xã hội vì thường có diễn biến kéo dài dẫn đến hậu quả là tàn phế.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nhiều tên gọi như viêm đa khớp mạn tính tiến triển, viêm đa khớp nhiễm khuẩn không đặc hiệu, thấp khớp teo đét… Hiện nay được chính thức mang tên viêm khớp dạng thấp để phân biệt với các bệnh thấp khớp khác.

Bệnh phổ biến trên toàn thế giới, bệnh này phổ biễn ở nữ giới tuổi trung niên. Trong một số trường hợp người ta nhận thấy bệnh này có tính chất gia đình.

2. Nguyên nhân:

Viêm khớp dạng thấp là một bện tự miễn với nhiều yếu tố:

  • Tác nhân gây bệnh: chưa được xác minh rõ ràng.
  • Yếu tố cơ địa: liên quan rõ rệt đến giới tính và lứa tuổi.
  • Di truyền: mang tính gia đình.
  • Một số yếu tố thuận lợi như suy yếu, mệt mỏi, chấn thương, truyền nhiễm, lạn ẩm kéo dài…

3. Triệu chứng lâm sàng:

Thường có xu hướng tăng dần, tuy vậy cũng có trường hợp đột ngột vơi các dấu hiệu cấp tính. Trước khi có dấu hiệu khớp người bệnh thường thấy có dấu hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, gày sút…

  • Viêm tại khớp.
    • Khởi phát hay giai đoạn bắt đầu: thường bệnh nhân có viêm một khớp, trong đó 1/3  là viêm ở khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay; 1/3 là khớp gối và 1/3 là phần còn lại. Tính chất biểu hiện của giai đoạn này: sưng đau rõ, dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng. Biểu hiện kéo dài vài ngày đến vài tháng.
    • Giai đoạn toàn phát: biểu hiện rõ rệt như sưng đau tại các vị trí như: bàn chân, cổ chân, ngón chân, khớp khuỷu, các khớp khác thường xuất hiện muộn. Viêm khớp giai đoạn này thường có tính chất đối xứng, sưng phần mu tay hơn bàn tay, sưng đau và hạn chế vận động, ít nóng đỏ; có thể cứng khớp vào buổi sáng, đau tăng nhiều về ban đêm gần sáng, các ngón tay hình thoi.
    • Bệnh có xu hướng tăng nặng dần và phát triển thêm ở các khớp khác, các khớp viêm dần rồi dẫn đến tình trạng dính và biến dạng bàn tay và khớp gối.

  • Toàn thân và ngoài khớp:
    • Người bệnh có gày sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da niêm mạc xanh nhợt do thiếu máu, có thể rối loạn thần kinh thực vật.
    • Trên da, bệnh nhân có các hạt được coi là dấu hiệu đặc hiệu, hạt nổi trên da, chắc, không đau, không di động vì dính vào nền xương; da bệnh nhân cũng có xu hướng khô, teo và xơ nhất là vùng da các chi; Gan bàn tay và bàn chân giãn mỏng; Có xuất hiện rối loạn dinh dưỡng và vận mạch gây loét ở chân và phù.
    • Cơ gân, dây chằng và bao khớp xuất hiện teo quanh khớp, viêm gân và dây chằng.
  • Ngoài những dấu hiệu trên còn có thể có những dấu hiệu tổn thương mắt thần kinh và chuyển hóa.

4. Tiến triển bệnh

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể diễn biến kéo dài nhiều năm, phần lớn có tiến triển từ từ tăng dần, nhưng tối ¼ là có tiến triển từng  đợt. rất hiếm khi thấy lui dần rồi khỏi hẳn. Bệnh tăng nặng khi có nhiễm khuẩn và lạnh, sau chấn thương và phẫu thuật.

Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tổn thương màng hoạt dịch nhưng vẫn sinh hoạt bình thường;

+ Giai đoạn 2: Đã ảnh hưởng đến các đầu xương sụn, khớp. Khả năng vận động hạn chế, tay vẫn còn nắm được;

+ Giai đoạn 3: Tổn thương đầu sụn khớp, dính khớp một phần, ít vận động, khó đi lại được;

+ Giai đoạn 4: Dính khớp và biến dạng trầm trọng gây tàn phế suốt đời.

5. Điều trị và phòng bệnh

Việc điều trị viêm khớp dạng thấp đòi hỏi qua trình điều trị lâu dài, kiên trì, liên tục thậm chí suốt đời. Kết hợp với nhiều biện pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình… bệnh được điều trị bằng thuốc đa trị liệu, việc sử dụng thuốc đượng khuyến cáo dùng sớm khi có dấu hiệu bệnh tránh nguy cơ hủy hoại xương và nhằm làm giảm diễn biến xấu của bệnh. Các thuốc cơ bản có thể được phép dùng lâu dài nếu không có tác dụng phụ.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan